NGUYỄN
TUÂN & SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN CHƯƠNG
Bước đầu: từ bỏ
Lúc mới
viết, Nguyễn Tuân cho “trình làng” một thứ văn chương nhang nhác như “xã hội ba
đào ký” của Tản Đà mà Nguyễn Công Hoan rất thích, tức là đi vào khắc hoạ những nét kỳ cục buồn cười
của chung quanh. Nhưng rồi đặt vào hoàn cảnh thị trường văn chương đang hình
thành, ông cảm thấy không ổn. Phải tìm ra được “mặt hàng riêng” của mình. Có vẻ
như ở đây người ta phải dám chơi một tiếng bạc “được ăn cả ngã về không”. Và
Nguyễn Tuan đã chấp nhận. Cái cách viết mới le lói hình thành qua vài bài in
trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Giang bị ông từ bỏ. Một cuộc phiêu
lưu bắt đầu, Nguyễn Tuân “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi vào con
đường độc đạo chưa ai đặt chân.
Lấy bản thân làm tài liệu
Mọi
người dễ nhận ra khi đọc Nguyễn Tuân là ông chỉ viết về chính những gì ông đã
sống. Trong khi ở một số người cầm bút đương thời có hiện tượng “sống một đằng
viết một nẻo” thì ông mang chuỗi ngày quý báu của mình đang thể nghiệm vào luôn
các trang viết.
Đọc
những bài trong Tuỳ bút I, Tuỳ bút II, Nguyễn... người ta không những
biết ông gia cảnh thế này, dòng dõi thế kia, mà còn được biết thói quen hút
thuốc và đọc sách của ông, ý thích lang thang trên các đường phố Hà Nội của
ông, thậm chí còn được biết ông làm thêm một cái nhà, hoặc đi dự một đám cưới
ra sao.
Phải
nói đây là cả một hướng đi bạo.
Ngay ở phương Tây, từ thế kỷ XIX về trước, lối
viết đi vào xây dựng hình ảnh bản thân đã bị lên án. Pascal từng bảo: “Cái tôi
thật đáng ghét”.
Đối
chiếu với thói quen giao tiếp của người phương Đông thì cái cách nói về bản
thân không biết mệt ấy lại càng khó coi.
Nguyễn Tuân lại tình nguyện đi vào vùng cấm ấy
có phải vì những ý nghĩ thường trực sau:
- Trong
tất cả sự độc đáo trên đời, chỉ có sự độc đáo của mỗi cá nhân là bền vững nhất,
chắc chắn nhất.
- Chỗ
giống nhau của tất cả chúng ta là chẳng ai giống ai hết.
- Vậy
cách tốt nhất trong giao tiếp là cứ hiện đúng như mình vốn có, biết đâu nhờ đó
lại tạo nên sự đồng cảm.
Montaigne
chắc không thể ngờ là cái câu ông viết trong Tiểu luận “Tôi chính là
chất liệu cho sách của tôi” lại được một nhà văn nước Việt thực hiện một cách
trọn vẹn.
Một chút quá đáng
Trên cái
hướng lớn là khai thác bản thân, một động tác nữa được thực hiện để tạo nên vẻ
độc đáo của văn chương Nguyễn Tuân, đó là ông luôn tìm cách tô đậm những gì
khác người nơi mình.
Trên
các trang viết, con người tác giả thường hiện ra đầy thách thức.
Ai kia
quen sống theo khuôn khổ, hẳn không thể thích cách sống ngang tàng không chịu
ràng buộc của ông.
Trong
sự chung sống, nếu như người đời thường trọng sự khoan hoà nhân ái, thì ông sẵn
sàng “lượm những hòn đá thực to ném lung tung, bất kể là trúng đích hay trật
sang bên cạnh” (Đôi tri kỷ gượng).
Cho đến lời lẽ hàng ngày của Nguyễn, theo
chính ông miêu tả, thường cũng “lủng ca lủng củng dấm dẳng cứ như đâm vào
họng”.
Những người có quen biết ông Nguyễn đều biết
rằng, thực ra, ở đây tác giả có phần thậm xưng. Đọc kỹ văn của Nguyễn Tuân,
người ta nhận ra ông không chỉ ích kỷ, mà còn biết lo cho mọi người; có lúc rất
khinh bạc, nhưng có lúc lại đôn hậu biết điều. Nói chung, phải nhận đó là một
con người khả ái, bởi ý thức phục thiện và những tinh tế trong đối xử.
Nhưng
Nguyễn Tuân lại cứ thuận miệng mà tố mình lên như vậy là vì ông muốn tạo ra cho
trang viết một hiệu quả nghệ thuật cần thiết. Và sự hấp dẫn của văn ông là sự
hấp dẫn của kẻ làm xiếc, kẻ đi trên bờ vực. Theo dõi lời lẽ, cử chỉ của kẻ
thường tỏ ra khác đời ấy, người bình thường không khỏi nhiều phen kinh sợ,
nhưng rồi ra, lại được thở phào nhẹ nhõm. Và lúc tới được với con người đích
thực nơi ông, cũng là lúc người ta hết lời cảm phục.
Độc đáo để thành thực
“Lúc
mới giao thiệp loàng xoàng với chung quanh, người ta đã không chịu được chàng
rồi. Bây giờ Nguyễn lại làm sách để ghi lại những cái lố bịch mà sự chung đụng
mỗi ngày càng vạch rõ thêm, người ta lại càng không thể tha thứ cho chàng được
nữa” (Đôi tri kỷ gượng).
Trong
lời tự nhận xét trên, Nguyễn Tuân đã nhìn thấy một sự thực: ở xứ sở này, sự độc
đáo trong văn chương dường như là chuyện hai lần vô lễ, chung quanh không bao
giờ chấp nhận. Câu hỏi đặt ra: tại sao ông Nguyễn vẫn xé rào mà đi và cuối cùng
lại được kính trọng?
Ở đây,
câu trả lời có liên quan đến một vấn đề cơ bản của nghệ thuật.
Mỗi khi
có dịp tiếp xúc với bạn đọc, một số cây bút hạng nhì hay tỏ ý phân trần: trong
tác phẩm tôi viết, tôi không thêm thắt bịa đặt gì cả. Tôi chỉ ghi chép sự thực như
nó vốn có. Ít ra, tôi đã biết điều, tôi đã khiêm tốn!
Khốn
khổ, nếu như sự thật trong nghệ thuật là cái chuyện bất cứ người trần mắt thịt
nào cũng nhìn thấy, thì các tài năng làm gì còn có lý do mà tồn tại?!
Không,
cái gọi là sự thực khách quan ấy thường nhàm chán, vô bổ. Ngược lại, cái sự
thực mà người ta mong tìm thấy ở tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang màu sắc chủ quan của các
nhà văn chân chính, nghĩa là chỉ nhà văn đó mới nhìn ra, mà những người khác
không thể thấy. Nói gọn lại tức là: trong văn chương, người ta không độc đáo
thì cũng không thể thành thực.
Không dễ bắt chước
Thấy
Nguyễn Tuân “chơi lối độc tấu” được nhiều người mến mộ, không ít cây bút vỡ ra
bài học về sự độc đáo và cũng có ý học theo, mà trước tiên là tô đậm cho cuộc
sống và văn chương mình những vẻ khác đời.
Có điều
phần lớn những cây bút học đòi này thất bại: sự độc đáo trong văn chương ở họ,
rút lại là một cái gì dang dở bất thành, cá tính hiện ra thành cá tật, đôi khi
đọc chướng anh ách và đọc một lần là người ta sợ, không dám đọc tiếp.
Thành
thử câu chuyện về sự độc đáo của ông Nguyễn không phải là sự khéo léo. Sự độc đáo
ấy dựa hẳn trên một căn bản văn hoá vững chắc.
Muốn học cách khai thác bản thân như Nguyễn
Tuân, trước tiên phải có vốn liếng từng trải thâm hậu và bản năng làm người
nhạy bén như ông Nguyễn - bằng không, tẩu hoả nhập ma là chuyện khó lòng
tránh khỏi.
SỰ BIẾN HOÁ CỦA CÁI ĐẸP
Nguyễn Tuân là người làm
gì cũng có một sự dụng công và chăm chú khác thường. Mỗi khi cần nói về cái
đẹp, ông lại càng tỏ ra trịnh trọng, như đang phải làm một công việc thiêng
liêng.
Ông đã bàn tới cái đẹp trong mọi hoàn cảnh có thể: Khi phác hoạ một bức tranh thiên nhiên; khi bàn về nghệ thuật; khi bắt gặp một kiểu nhân vật, một con người, một hình dáng, một cách cư xử.
Hồi viết Vang bóng một thời, ngay trong những đoạn miêu tả một vài hành động thông thường như việc người này uống trà, người kia làm một cái đèn cho con chơi, thậm chí tả một đám cướp dở, ôn lại ít ngón nghề trước khi vào việc, ông cũng mỹ lệ hoá hành động của chúng, làm cho những hành động ấy hiện ra hấp dẫn kỳ lạ, như là do các nghệ sĩ thực hiện.
Có vẻ như nếu trên đời này, có một ngôi đền dành để phụng thờ cái đẹp, thì Nguyễn Tuân chính là viên tư tế chuyên lo công việc đèn nhang cho người đến lễ.
Rung cảm trước cái đẹp là dấu hiệu phải có ở một con người lịch lãm thạo đời. Hiểu biết về cái đẹp là niềm kiêu hãnh duy nhất mà người tài tử thèm muốn. Và mỗi giây phút bắt gặp cái đẹp là một đặc ân, một phút xuất thần của con người:
Nhiều trang sách của Nguyễn Tuân trước 1945 được viết để nói với bạn đọc cái điều tâm huyết ấy.
Từ sau 1945, trong hoàn cảnh đầy biến động của hai cuộc kháng chiến nối tiếp, nhà văn này vẫn tìm đủ mọi cách để nhắc tới vẻ đẹp.
Hoặc ông tố cáo tội ác của những kẻ huỷ hoại thẩm mỹ, huỷ hoại nghệ thuật (như ở bài Xoè in trong Sông Đà). Hoặc ông lưu ý rằng chúng ta phải tạm thời hy sinh cái niềm vui ấy đi để làm những việc cần kíp (“ Trời hãy đừng đẹp nữa” - một câu trong bài Giữa hai xuân).
Và về sau thì ông lại để công săn tìm những vẻ đẹp mới mà trong thực tế hôm nay mới xuất hiện.
Ông đã bàn tới cái đẹp trong mọi hoàn cảnh có thể: Khi phác hoạ một bức tranh thiên nhiên; khi bàn về nghệ thuật; khi bắt gặp một kiểu nhân vật, một con người, một hình dáng, một cách cư xử.
Hồi viết Vang bóng một thời, ngay trong những đoạn miêu tả một vài hành động thông thường như việc người này uống trà, người kia làm một cái đèn cho con chơi, thậm chí tả một đám cướp dở, ôn lại ít ngón nghề trước khi vào việc, ông cũng mỹ lệ hoá hành động của chúng, làm cho những hành động ấy hiện ra hấp dẫn kỳ lạ, như là do các nghệ sĩ thực hiện.
Có vẻ như nếu trên đời này, có một ngôi đền dành để phụng thờ cái đẹp, thì Nguyễn Tuân chính là viên tư tế chuyên lo công việc đèn nhang cho người đến lễ.
Rung cảm trước cái đẹp là dấu hiệu phải có ở một con người lịch lãm thạo đời. Hiểu biết về cái đẹp là niềm kiêu hãnh duy nhất mà người tài tử thèm muốn. Và mỗi giây phút bắt gặp cái đẹp là một đặc ân, một phút xuất thần của con người:
Nhiều trang sách của Nguyễn Tuân trước 1945 được viết để nói với bạn đọc cái điều tâm huyết ấy.
Từ sau 1945, trong hoàn cảnh đầy biến động của hai cuộc kháng chiến nối tiếp, nhà văn này vẫn tìm đủ mọi cách để nhắc tới vẻ đẹp.
Hoặc ông tố cáo tội ác của những kẻ huỷ hoại thẩm mỹ, huỷ hoại nghệ thuật (như ở bài Xoè in trong Sông Đà). Hoặc ông lưu ý rằng chúng ta phải tạm thời hy sinh cái niềm vui ấy đi để làm những việc cần kíp (“ Trời hãy đừng đẹp nữa” - một câu trong bài Giữa hai xuân).
Và về sau thì ông lại để công săn tìm những vẻ đẹp mới mà trong thực tế hôm nay mới xuất hiện.
Đỏng đảnh, già dặn, quái gở
Cái đẹp vốn đa dạng như
cuộc sống. Tuy nhiên, người đời vẫn gặp nhau ở một cách hiểu chung về nó, đại
khái, trong cái vẻ đẹp phải có những nét hài hoà, mới và trẻ thì dễ đẹp; và
theo truyền thống phương Đông, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện.
Nhưng đó là cách hiểu thông thường!
Một người đến với văn chương độc đáo như Nguyễn Tuân không thể bằng lòng với cách hiểu đó mà phải đưa ra bằng được những quan niệm riêng.
Ngay từ 1944, nhà phê bình tờ Tri Tân là Kiều Thanh Quế đã nhận xét: “Văn Nguyễn Tuân khi dí dỏm như cô gái làm nũng, khi lại đỏng đảnh như người đàn bà khó chiều”.
Cái sự đỏng đảnh tai ngược mà Kiều Thanh Quế nói ở đây, cũng có thể dùng để nói về quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân.
Ông hay nói tới những vẻ đẹp già dặn. Trong văn của ông, người đàn bà đẹp thường là những người đứng tuổi, thạo đời, giỏi ngón ăn chơi, song lại có học, nhiều khi chơi chua và hay nói phũ, để rồi biết dừng lại đúng lúc, và tạo nên sự quyến rũ của riêng mình.
Rộng ra mà nói, cái đẹp của Nguyễn Tuân thường có khuôn mặt của cái lạ, cái khác thường, nói chung đó là những cái đậm, gắt mà người đời cho là ra ngoài khuôn khổ.
Sự đa dạng của vẻ đẹp mà ông đưa ra có thể thấy ngay ở những từ xác định mức độ, sắc thái của cái đẹp được miêu tả.
Ngược với cái đẹp hiền hậu kiểu Thuý Vân (mà tác giả gọi là một vẻ đẹp “vững chãi và ngu dại”, ông thích cái đẹp sắc sảo của Thuý Kiều (Một lần đi thăm nhau).
Đi xa hơn, ông nói tới cả cái đẹp tả tơi, cái đẹp hỗn độn (Chuyến xe tình), cái đẹp ngột ngột (Đôi tri kỷ gượng).
Trong những thiên truyện được gọi chung là yêu ngôn, Nguyễn Tuân lại hay tả lại sự ám ảnh của những vẻ đẹp oan nghiệt, cái đẹp rờn rợn, khiến cho người ta vừa thích vừa sợ (như vẻ đẹp của nhân vật cô gái bán giấy bút trong truyện Khoa thi cuối cùng).
Cái đẹp qua cách miêu tả của ngòi bút Nguyễn Tuân như vậy trở nên thoắt ẩn, thoắt hiện, biên giới của nó như mở rộng hơn, và hồn cốt của nó sẵn sàng nhập vào cả những sự vật mà trước kia người ta ít ngờ tới.
Nhưng đó là cách hiểu thông thường!
Một người đến với văn chương độc đáo như Nguyễn Tuân không thể bằng lòng với cách hiểu đó mà phải đưa ra bằng được những quan niệm riêng.
Ngay từ 1944, nhà phê bình tờ Tri Tân là Kiều Thanh Quế đã nhận xét: “Văn Nguyễn Tuân khi dí dỏm như cô gái làm nũng, khi lại đỏng đảnh như người đàn bà khó chiều”.
Cái sự đỏng đảnh tai ngược mà Kiều Thanh Quế nói ở đây, cũng có thể dùng để nói về quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân.
Ông hay nói tới những vẻ đẹp già dặn. Trong văn của ông, người đàn bà đẹp thường là những người đứng tuổi, thạo đời, giỏi ngón ăn chơi, song lại có học, nhiều khi chơi chua và hay nói phũ, để rồi biết dừng lại đúng lúc, và tạo nên sự quyến rũ của riêng mình.
Rộng ra mà nói, cái đẹp của Nguyễn Tuân thường có khuôn mặt của cái lạ, cái khác thường, nói chung đó là những cái đậm, gắt mà người đời cho là ra ngoài khuôn khổ.
Sự đa dạng của vẻ đẹp mà ông đưa ra có thể thấy ngay ở những từ xác định mức độ, sắc thái của cái đẹp được miêu tả.
Ngược với cái đẹp hiền hậu kiểu Thuý Vân (mà tác giả gọi là một vẻ đẹp “vững chãi và ngu dại”, ông thích cái đẹp sắc sảo của Thuý Kiều (Một lần đi thăm nhau).
Đi xa hơn, ông nói tới cả cái đẹp tả tơi, cái đẹp hỗn độn (Chuyến xe tình), cái đẹp ngột ngột (Đôi tri kỷ gượng).
Trong những thiên truyện được gọi chung là yêu ngôn, Nguyễn Tuân lại hay tả lại sự ám ảnh của những vẻ đẹp oan nghiệt, cái đẹp rờn rợn, khiến cho người ta vừa thích vừa sợ (như vẻ đẹp của nhân vật cô gái bán giấy bút trong truyện Khoa thi cuối cùng).
Cái đẹp qua cách miêu tả của ngòi bút Nguyễn Tuân như vậy trở nên thoắt ẩn, thoắt hiện, biên giới của nó như mở rộng hơn, và hồn cốt của nó sẵn sàng nhập vào cả những sự vật mà trước kia người ta ít ngờ tới.
Tiếp
nhận từ Đông tới Tây
từ văn
hóa dân gian tới văn hóa bác học
Cùng với Thạch Lam,
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiền chiến tự đặt cho mình là phát hiện
bằng được cái đẹp vốn tản mát trong đời sống. Thế nhưng sau chỗ xuất phát chung
ấy thì hai người lại đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau.
Nếu cái đẹp ở Thạch Lam
mang sắc thái thuần hậu, thì đến Nguyễn Tuân nó đi gần tới sự bất cần đời, ngạo
nghễ, phá cách (“ Một thằng ăn cắp
đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta rất gọn rất nhanh”
- Chuyến xe tình).
Sự xuất hiện một quan niệm cực đoan như thế trước tiên do sự phát triển nội tại của văn học.
Từ những năm 30, đời sống tinh thần ở xứ sở có sự biến chuyển nhanh chóng, từ “xanh” đến “chín”, từ đơn sơ học lỏm đến lúc có tất cả cái rắc rối phức tạp mà một nền văn hoá làm theo mẫu hình phương Tây thường có.
Thêm vào đấy phải tính tới môi trường lớn mà văn hoá ViệtNam
lúc đó phụ thuộc. Nhìn lại văn chương những năm trước sau 1940, người ta không
khỏi nhận ra những mảnh vỡ trong mỹ học của các trường phái suy đồi, siêu thực
(nói chung là có màu sắc duy mỹ) - những trường phái này phát triển ở Pháp từ
đầu thế kỷ XX, và theo sách báo in ra đều đều mà thấm dần vào xã hội Việt Nam.
Trên cơ sở một quan niệm hiện đại về quyền tự do của con người, nếu Nguyễn Tuân cùng với một số văn nghệ sĩ khác có tiếp nhận chúng một cách dễ dàng thì cũng không phải là một điều khó hiểu!
Cố nhiên, trong hoàn cảnh riêng của xã hội ViệtNam
lúc ấy, những quan niệm hiện đại kia không được nhập cảng một cách trọn vẹn.
Các nhà văn nhà thơ vốn có một nền học vấn vững chãi như Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng
Chương, hoặc bên hội hoạ như Nguyễn Đỗ Cung v.v... thường không quên đưa vào
đây những yếu tố duy mỹ trong nghệ thuật phương Đông (Lão Tử, Trang Tử hoặc
chất huyền hoặc trong Liêu Trai), mặt khác, tiếp nhận tinh thần phá cách trong
văn hoá dân gian Việt Nam để làm nên những cốt cách riêng. ở phương diện này,
Nguyễn Tuân trong thời tiền chiến là một trong những người đi xa nhất.
Sự xuất hiện một quan niệm cực đoan như thế trước tiên do sự phát triển nội tại của văn học.
Từ những năm 30, đời sống tinh thần ở xứ sở có sự biến chuyển nhanh chóng, từ “xanh” đến “chín”, từ đơn sơ học lỏm đến lúc có tất cả cái rắc rối phức tạp mà một nền văn hoá làm theo mẫu hình phương Tây thường có.
Thêm vào đấy phải tính tới môi trường lớn mà văn hoá Việt
Trên cơ sở một quan niệm hiện đại về quyền tự do của con người, nếu Nguyễn Tuân cùng với một số văn nghệ sĩ khác có tiếp nhận chúng một cách dễ dàng thì cũng không phải là một điều khó hiểu!
Cố nhiên, trong hoàn cảnh riêng của xã hội Việt
Theo sự quy định của thời đại
Từ sau 1945 tuy vẫn để
tâm săn tìm cái đẹp, song ngòi bút của Nguyễn Tuân lại được hướng dẫn bởi một
mỹ cảm khác hẳn. Nếu hôm qua, ông hướng về cái đẹp theo cái cách lạnh lùng
khinh bạc và nghiên về phân tích nội tâm thì hôm nay, ông ngả sang bao quát
ngoại giới.
Có dịp đi nhiều biết rộng, ông thích thú khi nói tới cái đẹp bao la lộng lẫy (và đôi khi hung dữ nữa) của rừng và biển.
Nếu hôm qua, ông cảm nhận một cách sâu sắc sự oái oăm “cái gì đẹp quá thì chóng tàn”, “cái gì đẹp quá thì ít khi được là thực”, thì ngày nay, cái đẹp ấy không yểu mệnh nữa mà trở nên chắc thiệt, lành mạnh.
Để xác định vẻ đẹp tiêu biểu cho ngày hôm nay, có lần Nguyễn Tuân đã đặt hẳn bên cạnh nó mấy chữ mà có lẽ trước kia ông không ngờ tới: đẹp, bây giờ phải đồng thời lành, tốt, bổ (bài Cửa Tùng).
Tại sao lại có sự chuyển biến kỳ lạ như vậy? Người ta chỉ có thể hiểu được điều đó khi đặt hai giai đoạn phát triển trong mỹ cảm của Nguyễn Tuân vào hai giai đoạn lịch sử mà ông đã sống.
Thời đại cũ yêu cầu độc đáo thì ông độc đáo đến ngoa ngoắt, thời đại nay yêu cầu sự có ích, thì ông thông thoáng hơn bao giờ hết.
Và nếu trước kia, ông viết chỉ để dành cho một thiểu số bạn đọc gần gũi với ông, thậm chí người nghe thì thích song không hẳn đồng tình với ông thì ngày nay ông thuộc về một lớp độc giả đông đảo hơn hẳn.
Mỗi thời ông lại phát biểu tư tưởng thời đại theo một cách riêng, và đó là điều tạo nên cho văn chương ông sự hấp dẫn.
Có dịp đi nhiều biết rộng, ông thích thú khi nói tới cái đẹp bao la lộng lẫy (và đôi khi hung dữ nữa) của rừng và biển.
Nếu hôm qua, ông cảm nhận một cách sâu sắc sự oái oăm “cái gì đẹp quá thì chóng tàn”, “cái gì đẹp quá thì ít khi được là thực”, thì ngày nay, cái đẹp ấy không yểu mệnh nữa mà trở nên chắc thiệt, lành mạnh.
Để xác định vẻ đẹp tiêu biểu cho ngày hôm nay, có lần Nguyễn Tuân đã đặt hẳn bên cạnh nó mấy chữ mà có lẽ trước kia ông không ngờ tới: đẹp, bây giờ phải đồng thời lành, tốt, bổ (bài Cửa Tùng).
Tại sao lại có sự chuyển biến kỳ lạ như vậy? Người ta chỉ có thể hiểu được điều đó khi đặt hai giai đoạn phát triển trong mỹ cảm của Nguyễn Tuân vào hai giai đoạn lịch sử mà ông đã sống.
Thời đại cũ yêu cầu độc đáo thì ông độc đáo đến ngoa ngoắt, thời đại nay yêu cầu sự có ích, thì ông thông thoáng hơn bao giờ hết.
Và nếu trước kia, ông viết chỉ để dành cho một thiểu số bạn đọc gần gũi với ông, thậm chí người nghe thì thích song không hẳn đồng tình với ông thì ngày nay ông thuộc về một lớp độc giả đông đảo hơn hẳn.
Mỗi thời ông lại phát biểu tư tưởng thời đại theo một cách riêng, và đó là điều tạo nên cho văn chương ông sự hấp dẫn.