VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Tham khảo: những nhận định về sự khác nhau giũa giáo dục hai miền 10-2019 ;


 Nền giáo dục miền Nam trước 1975 có mục tiêu lâu dài là xây dựng thế hệ công dân xây dựng đất nước 
trong khi đó . miền Bắc tập trung vào mục tiêu trước mắt là đào tạo lớp chiến binh kế cận đi chiến đấu và điều này đã tạo lợi thế lớn cho miền Bắc trong cuộc chiến, 
các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây tại Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ.

Tại phiên thảo luận về giáo dục, nghệ thuật và truyền thông trong khuôn khổ hội thảo về nền Cộng hòa và các giá trị Cộng hòa Việt Nam được tổ chức hôm 15/10 / 2019 tại Đại học Oregon ở Eugene, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn so sách về tầm nhìn và chiến lược giáo dục của hai miền ở Việt Nam trong cuộc chiến.

‘Kính yêu và thù hận’
‘Nền giáo dục miền Bắc có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng,” bà Olga Dror, giáo sư Sử học tại Đại học Texas A&M, nhận định. 
“Nền giáo dục miền Bắc dựa trên hai điều: yêu và hận’.
“Yêu là kính yêu Bác Hồ. Do ở miền Bắc ít người hiểu được chủ nghĩa cộng sản là gì huống gì là trẻ em nên các em được hướng yêu điều gì đó mà các em có thể hiểu,” bà  giải thích. 
“Còn ghét là ghét Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam.”
Đối tượng giáo dục mà bà Dror nói đến trong phần trình bày của bà không phải là sinh viên mà là học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 17 và tầm nhìn mà các chế độ ở miền Bắc và miền Nam muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ của họ.
Trong khi đó, miền Nam không thể giáo dục trẻ em của họ như miền Bắc vì ‘họ không thể nào trở thành một nhà nước chuyên chế như miền Bắc’, bà  Dror nói.
“Họ không muốn giáo dục con trẻ của họ thành những người tuân theo chế độ chuyên chế. Điều này cho thấy sự đa dạng ở miền Nam mà trong đó mọi người đều có quyền tự do có ý kiến của mình,” bà nói thêm.
Bà giải thích rằng do miền Nam có sự đa dạng xã hội với nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau cũng như nhiều nhóm có tư tưởng chính trị khác nhau, từ chống Cộng triệt để cho đến thân Cộng và con cháu của họ có thể đi học chung một trường một lớp cho nên ‘cần có sự chung sống’.
Một nguyên nhân nữa mà miền Bắc dễ tiến hành nền giáo dục mang tính tuyên truyền là họ chỉ có một chính phủ thống nhất, trong khi đó điều này khác hoàn toàn ở miền Nam.
“Khi Ngô Đình Diệm nắm quyền, mọi người đều ca ngợi ông ấy. Nhưng khi ông ấy bị lật đổ thì ông ấy lại trở thành một kẻ xấu xa nhất,” bà nói. “Do đó trẻ em miền Nam bị rối.”
Ngoài ra, do nền kinh tế thị trường ở miền Nam mà không nhà xuất bản nào có thể xuất bản ồ ạt những tác phẩm ca ngợi các tổng thống như Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu như cách làm ở miền Bắc vì ‘sẽ không có ai mua’, cũng theo vị giáo sư Sử học này.
Bà  Dror ra ví dụ về một bức tranh cổ động ở miền Bắc mà trong đó vẽ một đứa bé còn nhỏ với chiều cao khiêm tốn nhưng lại ước mơ rằng em sẽ chóng cao lớn ‘để đi bộ đội đánh đuổi giặc Mỹ’.
 Trong khi đó, ở miền Nam, bà Dror lại giai thoại rằng khi thầy cô giáo hỏi các em có muốn lớn lên gia nhập quân đội hay không thì các em nói rằng các em muốn đến khi mình 18 tuổi đất nước sẽ không còn chiến tranh nữa.
“Miền Bắc nuôi dưỡng con em họ cho chiến tranh, còn miền Nam giáo dục con em họ cho hòa bình,” bà nói.
“Điều này (giáo dục cho hòa bình) thật sự tệ hại trong thời điểm chiến tranh,” bà nói thêm. “Miền Bắc đã thành công với chiến lược của họ.”
“Tuy nhiên, chiến lược này lại trở nên rất dở sau chiến tranh bởi vì người dân miền Bắc lúc đó không có được sự chuẩn bị để xây dựng đất nước cũng như sống trong xã hội mới. 
Trong khi đó miền Nam không có được cơ hội thực hiện tầm nhìn của mình,” bà kết luận.
Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về có khi miền Nam cảm thấy nhu cầu phải làm theo miền Bắc trong điều kiện chiến tranh như vậy hay không, bà Dror nói rằng ‘nếu họ làm như vậy thì không có lý do gì miền Nam tồn tại’ và rằng miền Nam sẽ ‘phải xem xét lại hoàn toàn mô hình Nhà nước mà họ muốn xây dựng’.
Mặc dù lựa chọn này khiến miền Nam gặp bất lợi trong cuộc chiến nhưng ‘đó là lựa chọn của họ’.
Bà cũng nói thêm rằng do áp lực của Mỹ lúc đó mà miền Nam không thể xây dựng chế độ chuyên chế để phục vụ cho cuộc chiến. “Người Mỹ không muốn ủng hộ thêm một đất nước chuyên chế nữa ở miền Nam Việt Nam sau khi họ đã ủng hộ các chế độ độc tài ở Đài Loan và Hàn Quốc,” bà cho biết.


‘Tầm nhìn dài hạn’
Trong phần trình bày của mình, bà Trương Thùy Dung, nghiên cứu sinh Tiến sỹ chuyên ngành giáo dục tại Đại học Hamburg, Đức, nêu bật ‘tầm nhìn dài hạn’ của nền giáo dục miền Nam.
Theo đó, nhiệm vụ của nền giáo dục miền Nam là ‘đào tạo công dân tương lai và xây dựng hình ảnh của Việt Nam Cộng hòa như là một đất nước hiện đại và phát triển’.
“Nền Cộng hòa đó cam kết theo đuổi khát vọng của người dân. Nó thừa nhận và chấp nhận các sự tương đồng và khác biệt nội tại với mục đích đạt được sự thống nhất và đa dạng trên con đường phát triển,” bà nói.
Trao đổi với VOA bên lề hội thảo, bà Dung nói rằng chương trình giáo dục trong các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa ‘không hề giáo dục công dân của họ để đi chiến đấu với một đối tượng nào đấy’.
“Họ chỉ dạy công dân dựa trên nền tảng dân tộc, khoa học, khai phóng, và người công dân đấy có thể phát huy được hết khả năng của mình để phụng sự cho nhiệm vụ xây dựng quốc gia vào thời điểm đấy dựa trên năng lực thực tế của từng cá nhân.”
“Nền giáo dục đấy được thiết kế để phát huy thế mạnh của từng cá nhân chứ không phải là để rập khuôn phục vụ cho lý tưởng, mục tiêu của Nhà nước,” bà nói thêm.
Trả lời câu hỏi tại sao miền Nam không nhìn vào thực tế cuộc chiến để điều chỉnh nền giáo dục cho phù hợp, bà Dung trả lời rằng ‘do miền Nam hướng đến tương lai xa và không nhìn cuộc chiến là cái gì đó lâu dài vì cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc’.
“Miền Nam khi đó vừa chịu áp lực cuộc chiến, vừa chịu áp lực của Mỹ nên họ mong muốn xây dựng nội lực mạnh để tự đứng vững từ đó có thể bước qua thời kỳ chiến tranh để xây dựng đất nước trong giai đoạn hậu chiến chứ không phải chỉ xây dựng con người cho cuộc chiến,” bà giải thích.
Bà cũng nói rằng không nên lồng ghép chiến tranh vào mục tiêu giáo dục.
“Giáo dục là giáo dục. Cần tách biệt với chính trị. Giáo dục hướng tới xây dựng con người nên không thể để bị ảnh hưởng bởi cái khác.”
“Có thể tạm gọi đó là mục tiêu viễn vông (đối với Việt Nam Cộng hòa) trong thời điểm đấy nhưng nền giáo dục đó đã thực hiện đúng nhiệm vụ của nó,” bà nói và không đồng ý cho rằng nền giáo dục đã góp phần làm cho Việt Nam Cộng hòa thua trong cuộc chiến.
Trả lời câu hỏi nền giáo dục Việt Nam hiện nay có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hai nền giáo dục của miền Bắc và miền Nam trước đây, bà Dung nói: “Rõ ràng những di sản của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa vẫn còn đâu đó trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, từ những nhân lực được đào tạo trong thời Việt Nam Cộng hòa.”
Bà đưa ra một ví dụ cho thấy nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã có điểm gặp nhau là ‘áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ’ vốn là một mô hình tiến bộ vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
“Nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng hòa đã gặp nhau ở chỗ nhìn ra được cái gì là lựa chọn tốt nhất,” bà nhận định.
Về triết lý giáo dục ‘nhân bản, khai phóng, khoa học’ của miền Nam mà bà Dung cho rằng ‘đã được ghi trong Hiến pháp của nền Đệ nhị Cộng hòa’, bà nhận định ‘đó là triết lý tiến bộ cho đến bây giờ’ và rằng ‘các nền giáo dục nên đi theo’.
“Mặc dù không thể hiện cụ thể trong các văn bản nhất định, nhưng trong các phát biểu đâu đó của các quan chức giáo dục Việt Nam đã cho thấy rằng nền giáo dục Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu này,” bà cho biết.


‘Thời hoàng kim’
Bà Trương Thùy Dung, vốn nghiên cứu sâu về nền giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, nói rằng giao đoạn cuối những năm 1960 và đầu 1970 là ‘thời hoàng kim’ của nền giáo dục đại học ở miền Nam.
Bà cho biết trong giai đoạn này các trường đại học ‘được thành lập nhiều nhất trong suốt 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa’ so với chỉ một phân nhánh của trường đại học do Pháp thành lập ở Sài Gòn dưới thời thuộc địa.
Bà dẫn ra những ví dụ như ‘đủ nhân lực vận hành’, ‘có thành quả học thuật’, ‘có những diễn đàn để thảo luận các vấn đề khoa học rộng rãi’ và ‘sự phát triển mạnh mẽ của xuất bản’ để chứng minh giáo dục đại học trong giai đoạn này là ‘thời đại hoàng kim’.
Bà cũng nhấn mạnh về ‘tính trung thực’ trong giáo dục đại học ở miền Nam trong việc thi cử va đánh giá sinh viên. Theo đó, các giáo sư đánh giá sinh viên ‘một cách công bằng không thiên vị’ để đảm bảo chất lượng đầu ra và để không cho sinh viên nào có năng lực bị mất cơ hội học hành và thành đạt.
Theo bà Dung thì do các trường đại học ở miền Nam được tự do thiết kế chương trình học và không bị bắt buộc phải tuân theo tư tưởng của Nhà nước nên họ được dạy ‘tất cả các trào lưu triết học, tư tưởng, kể cả chủ nghĩa Marx’.
“Các sinh viên có cơ hội điều chỉnh tư tưởng của mình dựa trên những gì mà họ được nghe các giáo sư giảng dạy và các tài liệu ấn phẩm xuất bản vào thời đó,” bà nói và cho biết rằng chính sự tự do tư tưởng này cũng là một phần nguyên nhân ‘dẫn đến phong trào phản chiến’ vốn phổ biến trong các trường đại học ở miền Nam vào những năm 1960 và 1970.

Dãn theo bài Sự khác biệt giữa giáo dục hai miền Nam Bắc trước 1975




Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn