30/11/71
Sao những ngày này, ở nước mình,
lại nổi lên chuyện đi nước ngoài? Chẳng phải là chuyện của văn nghệ mà là
chuyện của các ngành khác. Ng Khải nhiều lần nói: gọi là nhà văn của mình thì
chưa ai đi nuớc ngoài bằng tác phẩm cả. Toàn những người đi nước ngoài bằng
tiếng tăm của dân tộc mình. Thế thì việc gì phải chuẩn bị. Trước khi đi, tôi
còn thử định đọc cái nọ cái kia, Tô Hoài ông ấy chả đọc gì hết.
Bây giờ ở tạp chí, lại đến lượt ông
Hữu Mai đi.
Ông này nổi tiếng là cẩn thận. Mới
nghe đi đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Nghe nói đoàn được dự kỷ niệm Cách mạng tháng 10
và 150 năm Dostoievski... thế là ông ấy đi tìm sách.
Nhưng rút cục mãi không thấy.
Hoá ra họ không muốn cho mình dự cả
hai thứ kỷ niệm đó.
Rồi cuối cùng, cả kỷ niệm 150 năm
Nekratsov, người ta cũng không định mời mình trước Mình phải đề nghị cho dự.
Đoàn do ông Nguyễn Công Hoan dẫn
đầu.
Khải: Thế là Liên Xô nó biết ông
Nguyễn Công Hoan rồi đấy.
Bởi vì một nhân vật khác, mọi người
lúc đầu không sao đoán được, mà còn ngạc nhiên, phẫn nộ, là ông Nguyễn Hải
Trừng, cái con người chuyên môn đi kiện tụng trong văn chương. Tất cả mọi người
đều gặp nhau trong ý nghĩ: Thằng này đi, đúng là vì nó đã đi kiện. Hôm tiễn họ
đi, trở về, Hồ Phương và Xuân Sách lại kể chuyện. Ông Khải cái ca ra vát này
kiểu cũ rồi, phải có những kiểu mới. Nguyễn Hải Trừng: Ừ, phải mua thôi. Như
vậy là bây giờ trên đã phát hiện thấy mình rồi, chắc là mình còn đi nữa....
Khốn khổ cho nhà văn của mình, rồi
thì người nào cũng như nhau cả, họ coi mình thế, và cũng đáng thế.
Hữu Mai: Mình nhớ Ermilov đâu có
quyển về Đốt?
Sau này Hân kể chuyện: Ermilov là loại người mà viết
đúng theo quan điểm Stalinnist
Khi ông Hữu Mai hỏi tôi về
Nekrasov, thì tôi cũng chỉ biết có Hoàng Xuân Nhị, và đâu một bài sẽ đăng của
Hoàng Trung Thông.
Người năm nay tiếc không được đi dự
lễ Đốt nhiều nhất, phải là Nguyễn Tuân. Tôi đã đoán thế. Và đúng thế. Liên Xô
mời nhưng mình không cho đi.
Ng Khải: Nói cho cùng, thì nhận
thức về Đốt của ông Tuân cũng chẳng có gì mới. Nhưng đứng về phía một người
thưởng thức thì ông ấy có phần riêng của mình đấy.
Nhị Ca: Nó ở cái góc Á châu của
mình. Chứ nối về Đốt, thì bằng sao những người ở Paris được.
Thế ông Tuân mới điên tiết! Trước
lúc đi, ông Khương Hữu Dụng hỏi: Có gì về Đốt không, bác bảo tôi đọc với!
Nguyễn Tuân: Thôi ông ạ. Sách về
Đốt hàng chồng, người ta viết về ông ta hàng trăm quyển, bây giờ ông bảo tôi
nói cho ông thì biết nói gì? Thôi ông cứ nghe đấy, rồi người ta hổi ông, ông
chỉ cười trừ, thế chẳng hơn à?
Kỷ niệm Đốt, từ tháng 7, tháng 8,
Phan Hồng Giang xin báo Văn nghệ viết, nhưng không được viết. Bây giờ,
cân nhắc mãi,Tác phẩm mới lại bảo Hân viết (còn như Nekrásov thì ông
Hoàng Trung Thông đã chuẩn bị viết từ lâu rồi ) Hân để ra một ngày đọc sách,
một ngày ngồi viết. Nhưng viết xong, lại kỳ kèo mãi. Hoá ra, người ta chỉ muốn
làm độ 1 trang, 2 trang... và cái gì cũng phải
rõ ràng, rõ ràng đến mức đây là ưu điểm kia là nhược điểm.
Còn về phía đón khách nước ngoài.
Lâu nay M. Tkasev đã khuyên: Các
anh đừng nên mời những tay to sang, những tay ấy chẳng làm được trò gì đâu. Họ
có sự nghiệp sáng tác của họ rồi. Còn như mời những tay trẻ sang, có phải là
tốt hơn không. Như Rítkhêu sang vừa rồi, về viết hàng loạt bài ở Moskva.
Còn bây giờ là chuyện Evtuchenko ,
dạng này xin sang từ lâu, mình không dám nhận, đâu nhiều chuyện Trung quốc...
mình sợ mất lòng Trung quốc (E. có bài đả Trung quốc). Bây giờ lại có tin E. sẽ
sang, rồi còn phân vân mãi.
- Ông Lành đồng ý rồi.
- Nhưng còn cấp trên ông ấy nữa.
Sao thế nhỉ. Ng Khải : Nó có chửi
thì chửi Liên Xô, chứ chửi đâu mình?
Trước chỉ E sang, mình không đồng
ý.
Họ xin cử đoàn 4 người.
Mình đồng ý, nhưng lại gợi ý đừng
để E làm trưởng đoàn.
Nhưng họ lại dở ngón khác. Rồi đoàn
4 người ấy sẽ chia đôi, 2 ông già. Và đoàn kia sẽ gồm Marian+E.Evtuchenko. Tất
cả mọi người đều cảm thấy khó hiểu rồi ta sẽ xoay sở ra sao, nếu 2 tay ấy, một
tay rất khôn ngoan + một tay rất nhạy bén phát hiện đi với nhau.
Ng Khải : Kỳ thật- Mình còn dám cho
cả đế quốc nó vào nữa, nhưng lại không dám cho Liên Xô vào.
Mấy tháng vừa rồi, N.Khroutsev chết
Liên Xô chỉ đưa tin nhỏ. Đến dự đám tang, không có ai ở Trung ương, chỉ
có những vòng hoa. Một người con trai nói:
Đây đã là một người người nhất trong những con người...
Ở Việt Nam người hỏi nhiều nhất
chuyện này lại là ông Nguyễn Tuân. Từ ông kể, rồi mọi người biết rằng Khruchev
chôn ở nghĩa địa Novi Devitch , ngay cạnh mộ Gogol Chekhov và Ehrenburg. Có
thể, -- với một ngòi bút như Nguyễn Tuân thì có thể lắm, -- viết về cái gì đó,
về đám cư dân ở cái xóm này. Trước nhất,
đã có chuyện ngày nào Khroutsev đang nói chuyện với mọi người ở Hội nhà văn thì
Ehrenburg bỏ về, ở đấy, cánh Hội Nhà văn đang ngồi chuyện trò rất thoải mái.
Ehrenburg : Việc đồng chí nói với
các nhà văn một cách huênh hoang như vậy, là việc làm cho đồng chí sẽ không ở
lại lịch sử. Nhưng việc chúng tôi bỏ về như thế này mà sẽ không ai bị bắt, đó
là cái sẽ làm cho đồng chí ở lại với lịch sử
...
Vào những năm này, hình như chúng
ta có thể giải thích lại văn học Xô viết!
Trong việc tiếp xúc với văn học
nước ngoài, chúng tôi luôn luôn bị một cái ngưỡng, cái ngưỡng rất kinh khủng Trung
quốc đặt ra một vấn đề: người ta có cần văn nghệ hay không.
Nhàn: Từng bước của ta đều chạy
theo từng bước của Liên Xô.
Khải: Đúng, đường lối của ta có một
tí Liên xô, một tí Trung quốc, kết hợp với ta nữa, rồi nó thành ra thế.
... Cũng không biết thế nào mà nói
về những ngày sắp tới. Hoàng kim thì được như thời gian 1960-63. Không có thì
lại còn gay go nữa. Một cú mà ông ấy để không ít hy vọng nhu cú này, nếu không
thành, thì lại còn căng thẳng nữa.
... Trở lại chuyện ông Tuân. Ông ấy
nợ rất nhiều người - Vì ông ấy đã quen lối sinh hoạt như ngày trước. Một người
thực ra chỉ viết rất ít thôi, rất nhiều nhà xuất bản nuôi báo cô, thực ra cũng
không in gì ở đó đâu, nhưng họ vẫn phải nuôi để lấy tiếng. Bây giờ, nợ những
người như ông Tô Hoài hàng nghìn bạc. Phải bán sách, gán sách, mỗi quyển sách
tính ra chai, quyển này nửa chia, quyển kia 1 chai.
Khải: Tôi đã chờ xem ông ấy ăn sáng
một lần rồi. Ăn không nhiều, nhưng ăn rất nhiều thứ- một tí rượu, một tí thịt,
một tí xôi lạp sường, một tí cà phê, một tí chè, cái gì cũng phải có một tí
nhưng cái gì cũng thanh cảnh, cũng đúng theo kiểu riêng... Thế là lo ăn lo uống
từ sáng đến độ 8h30, 9 giờ mới xong.
Mấy năm trước, có câu chuyện Tờ
hoa, rồi có câu chuyện Tình rừng.
Đến bây giờ, ông Khải vẫn phải thán
phục.
Văn
chương viết đến như Tình rừng thì ghê thật. Thật là ông ấy cứ chủi mình sa
sả ra nhớ, chửi bới lu loa là nó xé bản thảo của mình. Mà có cái ác, viết ẩn dụ
nhưng thật đúng chi tiết của mình nhớ. Ông Hoàng Trung Thông phải hỏi rất cặn
kẽ: "Nhưng bác phải công nhận chỗ này bác có dụng ý nước đôi chứ"
"Không, đấy cũng vẫn là chuyện của mình" . Ví dụ rừng mình nhiều dây
leo, rừng các nước thì không tức cái sự có
và không ấy không phải là chuyện ông ấy bịa ra.
... Và đến bây giờ, thì ông ta lại
về hưu, lại bị hạ thấp lương. Phải in tập "Đánh Mỹ" . Còn cái tập bút
ký sau Sông Đà thì vì Tờ hoa mà bỏ lại .
-Bác đừng vì bài Tờ hoa mà bỏ tập bút ký
- Vâng, các anh cũng đừng vì Tờ hoa mà bỏ tập bút ký. Bây giờ, như ông Tuân nhận, bây giờ ông thua rồi, thua rồi.
-Bác đừng vì bài Tờ hoa mà bỏ tập bút ký
- Vâng, các anh cũng đừng vì Tờ hoa mà bỏ tập bút ký. Bây giờ, như ông Tuân nhận, bây giờ ông thua rồi, thua rồi.
Tôi chợt hỏi Khải:
Hồi anh viết năm 1963-64, anh còn
tin tưởng hơn chứ. Ông ấy lảng, chỉ kể viết Hoà Vang hăng hái hơn, rồi
tiếp
- Thế mới biết một nguời như ông
Tuân, đến bây giờ ông ấy còn đau đáu ôm lấy điều suy nghĩ, vẫn không ngả giáp
như mình. Người ấy là người cuồng tín đấy chứ.