I. Đặt chưởng vào trong dòng chảy liên tục
của
tiểu thuyết Trung Hoa
Khi đi vào nghiên cứu lịch sử bộ môn tiểu thuyết, không hẹn mà nên, các nhà nghiên cứu ở phương đông lẫn phương Tây nói chung đều xác nhận rằng thật ra, ban đầu thể tài này là một thứ văn chương bị coi rẻ và chỉ dần dần, trong quá trình lâu dài của lịch sử, nó mới trưởng thành để trở nên ngang hàng với các bộ môn nghệ thuật khác.
Khi đi vào nghiên cứu lịch sử bộ môn tiểu thuyết, không hẹn mà nên, các nhà nghiên cứu ở phương đông lẫn phương Tây nói chung đều xác nhận rằng thật ra, ban đầu thể tài này là một thứ văn chương bị coi rẻ và chỉ dần dần, trong quá trình lâu dài của lịch sử, nó mới trưởng thành để trở nên ngang hàng với các bộ môn nghệ thuật khác.
Pearl
Buck, một nhà văn Mỹ có công giúp cho bạn đọc châu Âu làm quen với con người và
đất nước Trung Hoa, trong diễn văn Nobel năm 1938, còn kể lại một cách đầy đủ
hơn. Điều đầu tiên mà bà lưu ý người đọc khi tiếp xúc với tiểu thuyết Trung
Hoa, là một sự thật: “Tiểu thuyết Tàu xưa nay không phải là một nghệ
thuật và chưa có một nhà tiểu thuyết Tàu nào tự coi mình là một nghệ sĩ - bao
giờ ta cũng phải nhớ đến sự nhận xét đó, khi ta muốn hiểu rõ lịch sử cùng là
địa vị rất quan trọng của tiểu thuyết trong đời sống của dân chúng Tàu” (dẫn
theo bản dịch của Lê Đình Chân, in trên Thanh Nghị, 1944.
Từ đây trở xuống các ý của Pearl Buck đều dẫn theo bản này).
|
Sở dĩ như vậy, bởi vì thứ văn chương được các nhà nho ở nước Trung Hoa cổ công nhận phải là thứ văn chương cao cả, thâm thuý, được hình thành theo những lề luật khá rắc rối.
Người
ta đọc thơ, phú, khi ngồi một mình trong phòng thanh vắng.
Trái
lại, tiểu thuyết là thức ăn của đám đông “Trong một xóm một trăm người, khó
lòng tìm được đến quá một người biết đọc. Những ngày nghỉ, hay là những buổi
chiều khi công việc đồng áng đã xong, anh nào biết chữ, giở một quyển truyện
đọc to cho mọi người nghe thấy. (...) Những mẩu chuyện nho nhỏ mà anh ta kể to
cho mọi người nghe chính là gốc của những tiểu thuyết sau này”.
Nói
cách khác tiểu thuyết đến với người ta ở những nơi công cộng, ngay ngoài đường
đi lối lại ồn ào tấp nập.
Cách
tồn tại này, tưởng là chuyện vặt, sao cũng được, song kỳ thực đã ảnh hưởng đến
nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết. Một quyển sách được xếp vào cái thể tài
đại chúng này vẫn có thể sâu sắc, cao thượng, song bề ngoài nó phải gợi cảm
giác thông thường phàm tục, ai nghe cũng hiểu, ai đọc cũng bị lôi cuốn.
Một
bộ tiểu thuyết nếu được viết một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng, gạn lọc quá, sẽ ngăn
cản sự tiếp nhận của đại chúng. Chẳng những thế, những gì không bình thường,
những gì huyền hoặc khó tin, thậm chí do bịa đặt mà có, vốn không được phép
xuất hiện trong các thể văn gọi là nghiêm chỉnh, lại luôn luôn có chỗ đứng đàng
hoàng trong tiểu thuyết.
Có
vẻ như giữa người viết và người đọc ở đây sớm hình thành một giao ước: trong
khi cácloại sách, mà các nhà nho coi trọng (được họ gọi chung là văn lý),
thường khi có tính cách giáo huấn, thì tiểu thuyết không bị ràng buộc bởi cái
ách đó.
Ngược
lại, trước tiên nó phải có tính cách giải trí. Nó không được làm người ta mệt.
Có thể, sau khi nghe đọc sách, người đọc cũng vân vi nghĩ được nhiều điều cao
đẹp, nhưng lúc tiếp xúc với tác phẩm, cái chính là người ta được hồi hộp theo
dõi mọi diễn biến xảy ra, lo cho nhân vật này, căm ghét bực bội vì nhân vật
khác.
Có
thể nói, sự tự do của người sáng tác tiểu thuyết rất rộng, chỉ có một quy phạm
duy nhất mà họ phải tuân theo, là tạo nên được sự hấp dẫn. Suốt trường kỳ lịch
sử , sự rộng rãi trong quy phạm như thế này cũng được các nhà tiểu thuyết khai
thác triệt để, các loại tiểu thuyết nối nhau xuất hiện mà thường khi chỉ cần
đọc các “nhãn hiệu’ đặt bên cạnh đầu đề, người ta đã thấy một phần nội dung:
Nào là tiểu thuyết thần ma, tiểu thuyết quái dị, tiểu thuyết truyền kỳ; bên cạnh
tiểu thuyết nhân tình thế thái, lại có tiểu thuyết châm biếm, tiểu thuyết khiển
trách, tiểu thuyết tài tử giai nhân v.v... ( các thuật ngữ này đều lấy từ Lịch
sử văn học Trung Quốc của
Viện khoa học xã hội Trung quốc và Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của
Lỗ Tấn).
Một
điều cũng nên chú ý là trong số sách được phổ biến rộng rãi một phần đáng kể là
các tiểu thuyết võ hiệp. Tại sao như vậy? Có thể là vì loại truyện này linh
hoạt sôi động, dễ theo dõi, nó là món ăn tinh thần hợp với khẩu vị của đám đông
người đọc, cuộc sống vốn quá vất vả mà lại đơn điệu. Một điều cũng có thể nói
chắc nữa là ở đây có lý do truyền thống: Trung Hoa là một dân tộc thượng võ, họ
thích đưa những cuộc “quyết đấu” lên bình diện văn hoá. Không ai bảo ai, song
dường như các nhà viết loại tiểu thuyết này đều nhận ra rằng đi vào miêu tả thế
giới của những người hoặc tay không, hoặc cầm đủ thứ gươm đao để bảo vệ mình,
và tiêu diệt kẻ thù, thật ra là một cách tốt nhất để mô hình hoá cuộc đời và
giúp cho người ta nhận chân cái điều đơn giản: đời là một cuộc cạnh tranh khôn
sống mống chết (hoặc nói như cách nói thời nay : đời là một cuộc chiến đấu .
Từ cuối thế kỷ XIX, trong cơn biến động chung của lịch sử thế giới, sau khi Trung Quốc bị nhiều nước phương Tây đến xâu xé, đất nước có truyền thống lịch sử lâu đời này lại bị lôi cuốn vào một cuộc vận động lớn là Âu hoá. Hướng về phương Tây, làm theo mẫu mực phương Tây, chẳng những âm nhạc, hội hoạ, sân khấu của Trung Hoa mà cả tiểu thuyết cũng có biến chuyển. Đại thể, có thể thấy hai khuynh hướng:
Một bên là các nhà văn hấp thụ những ảnh hưởng tốt đẹp từ Balzac, Dickens, Tolstoi viết nên những tiểu thuyết theo quy phạm mới. Đứng ở hàng đầu của loại tiểu thuyết gia này là những tên tuổi mà đây đó, ở Việt Nam, chúng ta đã biết: Ba Kim với Gia đình, Mao Thuẫn với Nửa đêm, Lão Xá với Tường Lạc đà v.v...
Mặt khác, trong đám văn nhân len lỏi ở các đô thị nhỏ, viết cho những đám đông nghèo khổ đọc, nhiều người vẫn nuối tiếc các khuôn mẫu của tiểu thuyết cũ, nhất là khi người ta lại được tiếp thêm một dòng tiểu thuyết cũng có tính cách bình dân của phương Tây là tiểu thuyết trinh thám, mà Conal Doyle là một ví dụ. Và họ vẫn viết, theo quy phạm cũ, tuy ít nhiều đã có đổi khác.
Tiểu thuyết võ hiệp hiện đại - trong đó có chưởng - ra đời, là để lấp đầy cái khoảng không gian mà cả người viết lẫn người đọc vẫn cảm thấy trống vắng khi quá nhiều tác giả tiểu thuyết chạy theo xu thế Âu hoá.
Sau cái thời của những nhân vật sử dụng tới thập bát ban võ nghệ, là thời của các nhân vật phun kiếm qua lỗ mũi (ở Việt Nam, một người Trung Hoa sang lập nghiệp là Lý Ngọc Hưng đã viết hàng loạt tiểu thuyết khai thác triệt để loại võ công này, từ đó hai chữ kiếm hiệp đã có chỗ đứng riêng trong trí nhớ nhiều lớp bạn đọc).
Từ cuối thế kỷ XIX, trong cơn biến động chung của lịch sử thế giới, sau khi Trung Quốc bị nhiều nước phương Tây đến xâu xé, đất nước có truyền thống lịch sử lâu đời này lại bị lôi cuốn vào một cuộc vận động lớn là Âu hoá. Hướng về phương Tây, làm theo mẫu mực phương Tây, chẳng những âm nhạc, hội hoạ, sân khấu của Trung Hoa mà cả tiểu thuyết cũng có biến chuyển. Đại thể, có thể thấy hai khuynh hướng:
Một bên là các nhà văn hấp thụ những ảnh hưởng tốt đẹp từ Balzac, Dickens, Tolstoi viết nên những tiểu thuyết theo quy phạm mới. Đứng ở hàng đầu của loại tiểu thuyết gia này là những tên tuổi mà đây đó, ở Việt Nam, chúng ta đã biết: Ba Kim với Gia đình, Mao Thuẫn với Nửa đêm, Lão Xá với Tường Lạc đà v.v...
Mặt khác, trong đám văn nhân len lỏi ở các đô thị nhỏ, viết cho những đám đông nghèo khổ đọc, nhiều người vẫn nuối tiếc các khuôn mẫu của tiểu thuyết cũ, nhất là khi người ta lại được tiếp thêm một dòng tiểu thuyết cũng có tính cách bình dân của phương Tây là tiểu thuyết trinh thám, mà Conal Doyle là một ví dụ. Và họ vẫn viết, theo quy phạm cũ, tuy ít nhiều đã có đổi khác.
Tiểu thuyết võ hiệp hiện đại - trong đó có chưởng - ra đời, là để lấp đầy cái khoảng không gian mà cả người viết lẫn người đọc vẫn cảm thấy trống vắng khi quá nhiều tác giả tiểu thuyết chạy theo xu thế Âu hoá.
Sau cái thời của những nhân vật sử dụng tới thập bát ban võ nghệ, là thời của các nhân vật phun kiếm qua lỗ mũi (ở Việt Nam, một người Trung Hoa sang lập nghiệp là Lý Ngọc Hưng đã viết hàng loạt tiểu thuyết khai thác triệt để loại võ công này, từ đó hai chữ kiếm hiệp đã có chỗ đứng riêng trong trí nhớ nhiều lớp bạn đọc).
Tới
chưởng thì bề ngoài võ công lại được giản lược một bước nữa.
Nói một cách thô thiển nhất thì chưởng là loại
tiểu thuyết võ hiệp trong đó các ngón đòn đánh ra là từ bàn tay. Song những
cuộc tìm kiếm, trả thù không vì thế mà giảm bớt tính quyết liệt, những cuộc tỉ
thí không vì thế mà bớt đổ máu, ngược lại, con người võ hiệp Trung Hoa trước
sau vẫn là một mô hình tối ưu, giúp cho người ta thấy những gian truân, nặng
nhọc, đồng thời là những hào hứng kỳ lạ của cái gọi là kiếp người.Trong bài tựa bộ Thuỷ hử, tác giả Thi Nại Am (đúng hơn, chỉ nên gọi ông là một trong những tác giả vì bộ tiểu thuyết này do nhiều người đóng góp, trước khi hoàn chỉnh) bộc bạch: “Truyện tôi viết đây, tôi mong cho ai ai xem cũng hiểu (...) than ôi! sinh ra đời rồi lại từ giã cuộc đời! Người đời sau bình phẩm sách này ra sao, làm gì có cách để biết. Mà kiếp sau lộn làm người khác xem sách này có nhẽ cũng quên là kiếp trước chính mình đã viết ra nó. Mà liệu kiếp sau ta có biết chữ, để đọc nổi sách như bây giờ? Thế thì hơi đâu mà quan tâm đến sách ta làm cho thêm bận trí!”.
Trước mắt chúng ta, người cầm bút viết văn hiện ra như một con người có chút hư vô, để hết tâm sức vào việc sáng tác, nhưng chỉ xem nó là một thứ trò chơi, không đánh giá nó quá cao, không tính chuyện gửi gấm gì hết. Song chính sự nhẹ nhõm đó lại giải phóng sức sáng tạo đến mức tối đa, khiến Thuỷ hử trở thành một kiệt tác của nền văn học Trung Quốc. Trong khi bao kẻ cầm bút suy nghĩ cứng nhắc, dù có nhét vào đầu óc hàng bồ chữ và tự cho mình là văn nhân tài tử, dùng những thể văn sang trọng cao quý như thơ, như phú để lập thân, rút cục cũng chỉ tạo ra thứ văn chương nhạt nhẽo vô vị, thì những La Quán Trung, Thi Nại Âm, Cao Ngạc, Ngô Kính Tử v.v... dám chọn cho mình một con đường khác: Họ làm việc ngay trên cái thể tài mà thiên hạ coi thường. Họ không ngại đằm mình vào giữa những chuyện tưởng như dông dài, bông phèng, đùa cợt. Nói như một câu danh ngôn phương Tây, dưới bàn tay họ, chú vịt què xấu xí đã trở nên con thiên nga xinh đẹp - từ trong vô số những tiểu thuyết đã được truyền tụng (riêng số được in, có người đã nói lên tới vài ngàn), rút cục Thuỷ hử, cũng như Hồng lâu mộng, Tây du ký, Kim Bình Mai... vĩnh viễn còn lại như những đài kỷ niệm trong lịch sử văn học, đứng nang hàng với Ly Tao, Sử ký, thơ Đường v.v...
Một diễn biến tương tự cũng đã xảy ra, trong nền tiểu thuyết thông tục hiện đại. Ngoạ Long Sinh và Lương Vũ Sinh, Nghê Khuông và Mộ Dung Mỹ, Nam Kim Thạch và Gia Cát Thanh Vân, Độc Cô Hồng và Trần Thanh Vân... số tác giả viết chưởng ở Hồng Kông và Đài Loan trước đây không phải là ít, và ban đầu tên tuổi một người như Kim Dung dường như lẫn đi giữa bao ngòi bút lấy lẽ sống ở việc “mua vui cho thiên hạ”. Không phải là Kim Dung không ý thức nổi tình cảnh của mình. Đã nhiều lần, ông phải đứng ra biện hộ cho bản thân và cái thể tài mà mình sử dụng. Thế nhưng, ở đây lịch sử văn học vẫn có sự công bằng, rút cục nhà văn tài hoa và uyên bác này không lẫn đi giữa mọi người, ngược lại chẳng những tác phẩm được in ra với số lượng kỷ lục, mà bản thân ông được giới nghiên cứu công nhận như một nhà văn cổ điển. Với Kim Dung, tiểu thuyết Trung Quốc tìm được người nghệ nhân thành thục trong tay nghề. Thể tài đưa ông lên đài vinh quang, mà ông cũng giúp cho thể tài tự khẳng định.
(còn tiếp)
Đã đưa trên blog này ngày 6-11-2011
Dùng làm tên chung cho tập
sách gồm các bài viết về văn học nước ngoài của tác giả
in hai lần , nxb Hội nhà văn 2003 và nxb Phụ nữ 2006
in hai lần , nxb Hội nhà văn 2003 và nxb Phụ nữ 2006