Cái thể loại mà tôi "bịa" ra để gọi Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội, làm năm 1986, là kể chuỵện đời sống văn học.
Ở đây, tôi có ý đi vào tìm hiểu ảnh
hưởng của Hà Nội đối với đời sống các nhà văn Việt Nam mà tôi đọc nhiều và với một số lớn, có quen biết riêng .
Qua các tài
liệu văn học sử cũng như qua các hồi ức, kỷ niệm của các đương sự, và chủ yếu là
qua chuyện trò trực tiếp với các đồng nghiệp đó, tôi muốn ghi lại tình cảm thiêng liêng của nhiều nhà văn với Hà Nội:
-- đây là nơi họ học
nghề, trưởng thành dần về nghề nghiệp.
-- đây cũng là nơi họ có
dịp tiếp xúc với các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, từ đó xác định cho
mình hướng phát triển về mọi mặt.
Có những nhà văn chưa viết gì trực tiếp về Hà
Nội, nhưng vẫn có thể nói cùng với Hà Nội mà mình đã trưởng thành.
Bạn đọc qua đây có dịp biết thêm
một số nét tiểu sử cũng như tác phẩm của hơn 50 nhà văn thuộc các thế hệ khác
nhau,
từ Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,
qua Đoàn Giỏi , Trần Huyền Trân, Nguyễn Khải,
Nguyễn Minh Châu, Chính Hữu, Hồ Phương, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long
tới Bùi Minh Quốc, Đỗ Chu, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, v.v…
Cuốn sách đã được đưa lại đầy đủ trên http://vuongtrinhan.wordpress.com/ Dưới đây là phần dẫn luận đặt ở đầu sách
I
Những ngày cuối tháng chạp 1972 bắt
đầu sang đầu xuân 1973, sau khi đánh thắng B52 của giặc Mỹ, Hà Nội lấy lại nhịp
sinh hoạt bình thường. Các thư viện vẫn mở cửa, các buổi nói chuyện được tiếp
tục. Và một trong những buổi sinh hoạt văn học kiểu đó là buổi nói chuyện của
nhà văn lão thành Nguyễn Tuân tại Thư viện Hà Nội.
Đặt cái mũ sắt ngay bên cạnh ngọn đèn trên bàn diễn giả – chiếc mũ sắt đã theo ông suốt những ngày chống B52 và hình ảnh ông đội mũ sắt từng được ghi lại qua một bức ảnh trên báo Văn Nghệ – Nguyễn Tuân nói tới rất nhiều xúc động đến với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ hơn cả là cái ý ông dùng vào đề cho bài nói chuyện của mình:
Đặt cái mũ sắt ngay bên cạnh ngọn đèn trên bàn diễn giả – chiếc mũ sắt đã theo ông suốt những ngày chống B52 và hình ảnh ông đội mũ sắt từng được ghi lại qua một bức ảnh trên báo Văn Nghệ – Nguyễn Tuân nói tới rất nhiều xúc động đến với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ hơn cả là cái ý ông dùng vào đề cho bài nói chuyện của mình:
- Các nhà văn hãy viết thêm về Hà
Nội.
- Ở nước nào cũng vậy, thủ đô là một
đề tài rất quen thuộc trong văn học. Những nhà văn lớn của một nước ít nhiều
vẫn viết về “trái tim lớn” của nước đó.
- Và Hà Nội đáng để chúng ta viết,
còn nhiều điều để viết.
Mười mấy năm đã trôi qua, kể từ ngày
nghe Nguyễn Tuân nói chuyện. Giá đi vào đọc hết mọi sáng tác đã đăng trên báo
chí và in thành sách, tôi tưởng cái đề tài Hà Nội những năm qua cũng đáng được
dành riêng trong một công trình nghiên cứu.
Nếu điểm qua các sáng tác về thủ đô đã in ra suốt từ xưa đến nay, chắc lại càng nhiều điều lý thú nữa.
Nhưng có một khía cạnh chúng tôi cũng thấy rất tâm đắc, nhân nghe Nguyễn Tuân nói chuyện, đó là mối liên hệ rằng rịt giữa nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ nước ta với thủ đô Hà Nội.
Trong trường kỳ lịch sử cũng như hôm nay, đó là một mối liên hệ vững vàng, ổn định.
Nếu điểm qua các sáng tác về thủ đô đã in ra suốt từ xưa đến nay, chắc lại càng nhiều điều lý thú nữa.
Nhưng có một khía cạnh chúng tôi cũng thấy rất tâm đắc, nhân nghe Nguyễn Tuân nói chuyện, đó là mối liên hệ rằng rịt giữa nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ nước ta với thủ đô Hà Nội.
Trong trường kỳ lịch sử cũng như hôm nay, đó là một mối liên hệ vững vàng, ổn định.
Sở dĩ chúng ta có thể và còn cần
viết nhiều về Hà Nội, bởi trong cuộc đời chúng ta, Hà Nội vốn đóng một
vai trò lớn lao, đôi khi lớn lao hơn nhiều, so với chúng ta vẫn tưởng.
+
+ +
Mở đầu chương một cuốn sách viết về
Cao Bá Quát mới in ra 1982, nhà nghiên cứu Nguyễn Nghiệp viết: “Dưới triều
Nguyễn, Thăng Long không còn là đất kinh kỳ nữa. Cảnh vật Thăng Long cũng do đó
mà trải nhiều phen biến đổi…”
Tiếp đó là những đoạn mô tả khá kỹ
về thành quách, nhà cửa, sinh hoạt ở Thăng Long. Sở dĩ phải làm như vậy, vì
theo Nguyễn Nghiệp, trong giai đoạn đầu trong cuộc đời Cao, từ đó hình thành tính
cách Cao Bá Quát, “ông vẫn là một nhân vật của Thăng Long”, “lớn lên với Thăng
Long”.
Có thể dễ dàng đồng tình với nhận
định về cách làm như trên, bởi trong lịch sử văn học Việt Nam, trường hợp như
Cao Bá Quát rất phổ biến.
Vào cái thời mà Hà Nội còn là mảnh đất nhỏ hẹp, quê hương của nhiều danh nhân văn hoá nước ta còn chính thức thuộc về các tỉnh lân cận Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Đông, Hưng Yên… Hà Nội vẫn được nhắc nhở trong các tiểu sử của họ, bởi đây là nơi họ học hành để khôn lớn nên người.
Xã hội phong kiến Việt Nam phát triển thoi thóp suốt đêm trường trung cổ, không đủ tạo ra được những thành thị lớn, từ đó hình thành nên giới trí thức chuyên nghiệp.
Nhưng trong cái đêm ròng đen tối đó, giữa bao nhiêu làng xóm bịt bùng, Hà Nội vẫn luôn luôn là một thứ đốm sáng, ảnh hưởng toả rộng ra các vùng lân cận.
Từ cuối đời Trần, ngôi trường bên sông Tô của Chu Văn An, đã là một thứ “Trung tâm đào tạo trí thức”.
Về sau dưới triều Lê, hoặc sang đầu triều Nguyễn, bao nhiêu nhà trường của ông đồ Cao Huy Giảng (thân sinh ra Cao Bá Quát) vẫn giữ được nhịp sinh hoạt đều đặn, tiếng bình văn sang sảng của Bùi Huy Bích, Nguyễn Văn Siêu… nổi tiếng một thời, khiến nhiều gia đình từ các làng xóm xa xôi cũng cố gửi con cái đến học, và trong giới “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” đó, không thiếu những người sau này ở lại với lịch sử văn học.
Vào cái thời mà Hà Nội còn là mảnh đất nhỏ hẹp, quê hương của nhiều danh nhân văn hoá nước ta còn chính thức thuộc về các tỉnh lân cận Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Đông, Hưng Yên… Hà Nội vẫn được nhắc nhở trong các tiểu sử của họ, bởi đây là nơi họ học hành để khôn lớn nên người.
Xã hội phong kiến Việt Nam phát triển thoi thóp suốt đêm trường trung cổ, không đủ tạo ra được những thành thị lớn, từ đó hình thành nên giới trí thức chuyên nghiệp.
Nhưng trong cái đêm ròng đen tối đó, giữa bao nhiêu làng xóm bịt bùng, Hà Nội vẫn luôn luôn là một thứ đốm sáng, ảnh hưởng toả rộng ra các vùng lân cận.
Từ cuối đời Trần, ngôi trường bên sông Tô của Chu Văn An, đã là một thứ “Trung tâm đào tạo trí thức”.
Về sau dưới triều Lê, hoặc sang đầu triều Nguyễn, bao nhiêu nhà trường của ông đồ Cao Huy Giảng (thân sinh ra Cao Bá Quát) vẫn giữ được nhịp sinh hoạt đều đặn, tiếng bình văn sang sảng của Bùi Huy Bích, Nguyễn Văn Siêu… nổi tiếng một thời, khiến nhiều gia đình từ các làng xóm xa xôi cũng cố gửi con cái đến học, và trong giới “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” đó, không thiếu những người sau này ở lại với lịch sử văn học.
Các tài liệu viết về “Bà chúa
thơ nôm” đều có ghi rõ: tuy ông Hồ Phi Diễn, thân sinh ra Hồ Xuân Hương, quê ở
tận Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh, nhưng từ lâu, ông đã ra Bắc dạy học kiếm sống. Trước khi
sinh Hồ Xuân Hương, gia đình ông đồ Diễn sống ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh
Thuận, phía bắc thành phố, gần khu vực Hồ Tây.
Lúc Hồ Xuân Hương lớn lên, gia đình lại dọn về thôn Tiên Thi, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, tức là mạn gần Hồ Gươm.
Và như vậy, thì mặc dù có trôi nổi đi đến đâu nữa, Hồ Xuân Hương của chúng ta cũng Hà Nội “từ đầu đến chân”, từ thời con gái đi học, bên cạnh nhiều học trò con trai, đến lúc trở thành nhân vật được nhiều người biết tiếng, và cảm thấy mọi vui buồn của cuộc đời có lẽ cũng chỉ là chuyện thường tình.
Lúc Hồ Xuân Hương lớn lên, gia đình lại dọn về thôn Tiên Thi, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, tức là mạn gần Hồ Gươm.
Và như vậy, thì mặc dù có trôi nổi đi đến đâu nữa, Hồ Xuân Hương của chúng ta cũng Hà Nội “từ đầu đến chân”, từ thời con gái đi học, bên cạnh nhiều học trò con trai, đến lúc trở thành nhân vật được nhiều người biết tiếng, và cảm thấy mọi vui buồn của cuộc đời có lẽ cũng chỉ là chuyện thường tình.
Êm ái chiều xuân tới khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Từ đầu thế kỷ XX, Hà Nội tiếp tục
đóng vai trò trung tâm của văn hoá, giáo dục cả nước, học sinh người các tỉnh
khác về học ở Hà Nội càng nhiều, không phải ngẫu nhiên những Tú Mỡ, Nguyễn Công
Hoan, Vũ Ngọc Phan… ít nhiều đều có quen biết nhau từ thời đi học. Dù nguyên
quán nơi đâu, mỗi người trong họ đều coi Hà Nội là quê hương thứ hai của mình,
sống và viết với tư cách người Hà Nội.
Một vai trò khác mà thủ đô có được
trong cuộc đời của nhiều nhà văn: sau khi đã học hành đầy đủ ở quê nhà, họ lên
Hà Nội lập nghiệp; ba mươi sáu phố phường vừa là môi trường mở ra cho họ “kiếm
sống” , vừa là “những trường đại học” của họ, và chính ở đó, tài năng của ngòi
bút mỗi người có dịp nảy nở đầy đặn hơn cả.
“Góc thành Nam, lều một gian”, nơi ấp ủ những suy nghĩ của Nguyễn Trãi trước khi vào Thanh Hoá với Lê Lợi là Đông Quan.
Suốt thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ, cha con anh em nhà họ Ngô Thì nhào về quê ít lâu lại bổ ra Thăng Long, nên mới chứng kiến được nhiều cảnh, nhiều “pha” đáng nhớ, trong thời ly loạn, như họ từng ghi lại trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Trong cuộc đời toàn tâm toàn ý nghiên cứu y học để lo trị bệnh cứu người, chuyến lên kinh chẩn bệnh cho chúa Trịnh không thể phai mờ trong ký ức Hải Thượng Lãn Ông, khiến ông phải dành cho nó một thiên ký sự riêng.
Còn Nguyễn Du? Chỉ với một bài Long thành cầm giả ca, đánh dấu hưng vong của thời đại, ta đủ hiểu tình yêu của ông đối với Hà Nội sâu sắc biết là ngần nào. Trong khói lửa chinh chiến liên miên, với Nguyễn Du, cũng như với nhiều nhà văn, nhà thơ xưa, Hà Nội vừa là cái gì luôn đổi thay, vừa là cái gì đó còn mãi.
“Góc thành Nam, lều một gian”, nơi ấp ủ những suy nghĩ của Nguyễn Trãi trước khi vào Thanh Hoá với Lê Lợi là Đông Quan.
Suốt thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ, cha con anh em nhà họ Ngô Thì nhào về quê ít lâu lại bổ ra Thăng Long, nên mới chứng kiến được nhiều cảnh, nhiều “pha” đáng nhớ, trong thời ly loạn, như họ từng ghi lại trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Trong cuộc đời toàn tâm toàn ý nghiên cứu y học để lo trị bệnh cứu người, chuyến lên kinh chẩn bệnh cho chúa Trịnh không thể phai mờ trong ký ức Hải Thượng Lãn Ông, khiến ông phải dành cho nó một thiên ký sự riêng.
Còn Nguyễn Du? Chỉ với một bài Long thành cầm giả ca, đánh dấu hưng vong của thời đại, ta đủ hiểu tình yêu của ông đối với Hà Nội sâu sắc biết là ngần nào. Trong khói lửa chinh chiến liên miên, với Nguyễn Du, cũng như với nhiều nhà văn, nhà thơ xưa, Hà Nội vừa là cái gì luôn đổi thay, vừa là cái gì đó còn mãi.
Nhân đây, có thể nói thêm rằng cái
ảnh hưởng mà thủ đô để lại trong đời văn của một người không chỉ do bằng thời
gian người đó ở thủ đô dài hay ngắn. Có khi, chỉ một hay vài chuyến đi ngắn
ngủi thôi cũng đã gây ra một “tình yêu sét đánh” – cố nhiên là tình yêu giữa
nhà văn với thủ đô – để rồi cả đời văn của người đó thay đổi.
Xưa đã như thế, ngày nay cũng như thế.
Mà trong sự bừng tỉnh của con người, thì thời gian không được đo tính bằng những thước đo thông thường: nó phải được đo bằng những thay đổi to lớn để lại trong tâm trí người ta.
Xưa đã như thế, ngày nay cũng như thế.
Mà trong sự bừng tỉnh của con người, thì thời gian không được đo tính bằng những thước đo thông thường: nó phải được đo bằng những thay đổi to lớn để lại trong tâm trí người ta.
II
Trong lời bạt viết cho cuốn Sống
mãi với thủ đô (tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng) in ra 1961, nhà văn Nguyễn
Tuân từng đưa ra một nhận xét chung:
“Hình như hầu hết danh nhân, anh
hùng cổ kim nước ta đều là những con người Hà Nội. Các vị ấy có thể quê quán
gốc tích ở “ngũ tỉnh đàng trong, tứ tỉnh đàng ngoài!” nhưng cái đoạn trội nhất
của các bậc ấy vẫn là diễn ra trên mảnh đất thủ đô.
… Cũng là một điều đúng vậy, khi mọi
người bảo rằng thủ đô là cái nơi kết tinh mọi phong vị nhân tài của một dân tộc
đời này qua đời khác. Cho nên những con người Thủ đô bao giờ cũng bén nhậy sắc
cạnh hơn những người khác với tất cả những ưu điểm và nhược điểm của nó, với
tất cả cái trí cái dũng, cái tài, cái tật của nó”.
Ngay từ 1943, nhà văn Vũ Ngọc Phan
trong cuốn Chuyện Hà Nội (Nhà xuất bản Bách Việt) cũng có những
nhận xét tương tự. Ông nhắc tới một tình cảm của người đương thời là đi đâu
cũng nhớ Hà Nội.
“Nhiều ông từ mãi Cà Mâu, từ Sài Gòn, từ Quy Nhơn, từ Quảng Nam hay từ Huế lù lù dẫn ra Hà Nội, người ở đôi ba tháng, kẻ ở vài ba năm, có người chỉ vẻn vẹn dăm ba ngày, cũng mắc cái bệnh nhớ nhung Hà Nội, như những người đã quen sống, quen chết ở Hà Nội rồi”.
Trong những lý do nảy sinh tình cảm đó, có lý do chân chính sau đây: Hà Nội là nơi người ta có thể học hỏi dễ dàng. “Những người ở Huế, Sài Gòn ra chơi đều thán phục Hà Nội về những cửa hàng sách…. Người ta khen Hà Nội là một nơi mà người thiếu niên ham muốn quốc văn dễ học, dễ khảo cứu, dễ tìm tòi…” Sau khi “nhại” ca dao cổ bằng hai câu lục bát mới:
“Nhiều ông từ mãi Cà Mâu, từ Sài Gòn, từ Quy Nhơn, từ Quảng Nam hay từ Huế lù lù dẫn ra Hà Nội, người ở đôi ba tháng, kẻ ở vài ba năm, có người chỉ vẻn vẹn dăm ba ngày, cũng mắc cái bệnh nhớ nhung Hà Nội, như những người đã quen sống, quen chết ở Hà Nội rồi”.
Trong những lý do nảy sinh tình cảm đó, có lý do chân chính sau đây: Hà Nội là nơi người ta có thể học hỏi dễ dàng. “Những người ở Huế, Sài Gòn ra chơi đều thán phục Hà Nội về những cửa hàng sách…. Người ta khen Hà Nội là một nơi mà người thiếu niên ham muốn quốc văn dễ học, dễ khảo cứu, dễ tìm tòi…” Sau khi “nhại” ca dao cổ bằng hai câu lục bát mới:
Mười năm bút mực giang hồ
Có về Hà Nội cơ đồ mới nên.
Vũ Ngọc Phan lấy giọng người trong cuộc để nói về vai trò của Thủ đô với người cầm bút bấy giời: “ông muốn viết hay, viết tài đến đâu thì viết, tha hồ ông vẽ rồng, vẽ phượng, tha hồ ông nhả ngọc phun châu, nhưng nếu ông cứ yên chí ông là một nhà đại văn hào hay một nhà đại ngôn luận, rồi ông viết những sách những báo chí lưu hành quanh quẩn trong một vài tỉnh xa lắc mà Hà Nội không biết đến, tôi đố ông có thể trở nên một nhà văn hay một nhà báo có tên tuổi trên văn đàn hay trong báo giới Việt Nam”.
Vậy là Hà Nội còn có vai trò trọng tài, vai trò khẳng định các giá trị.
Một ví dụ: trước năm 1933, Thiếu Sơn vốn người Bắc vào Sài Gòn làm công chức bưu điện, và có viết một số bài phê bình trên báo Phụ nữ tân văn. Nhưng khi tập hợp các bài phê bình đó lại, làm nên tập Phê bình và cảo luận thì Thiếu Sơn cảm thấy phải gửi ra Hà Nội mới yên tâm. Một nhà xuất bản thủ đô đã in cuốn sách này của ông: Nhà Nam Ký.
Một ví dụ khác: tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên, tập Điêu tàn cũng in ra ở Hà Nội, dù tác giả không sống hẳn ở ngoài này. Có thể nói, cho tới trước 1945, vai trò của Hà Nội với tư cách một trung tâm văn học, hoàn toàn được nhất trí, suốt từ Nam đến Bắc.
Từ 1946 đến 1954, đất nước trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ, đầu não chỉ huy kháng chiến ở Việt Bắc: đời sống văn học cũng nảy nở từ đấy. Nhưng từ 1955 trở đi, thì ở miền Bắc, vai trò của Hà Nội lại được khôi phục.
Chỉ có điều cách hiểu về văn học bây giờ đã khác.
Ngoài lớp nhà văn cũ, một lớp nhà văn mới trưởng thành từ kháng chiến, nhiều người trong họ từ Việt Bắc theo đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội, chứ không phải từ quê nhà lên học hành lập nghiệp ở thủ đô như xưa.
Các tiêu chuẩn về văn học được xác lập lại.
Nhà văn ngày nay không thể quanh quẩn viết về sinh hoạt Hà Nội mà phải đến với đồng ruộng, công xưởng trên cả nước.
Nhưng Hà Nội vẫn là nơi để các nhà văn học tập về nghề nghiệp, trau dồi bản lĩnh. Dư luận văn học ở Hà Nội vẫn là dư luận thông minh và đáng tin cậy nhất. Vẫn có thể nói là giữa đời văn của nhiều người và Hà Nội có một mối quan hệ tốt đẹp.
Tóm lại, nhìn vào thực tế trước cũng
như sau 1945, người ta đều có thể nhận ra một sự thực: Hà Nội có vai trò đáng
kể trong việc hình thành giới trí thức, từ đó, tạo ra bề rộng và bề sâu của
sinh hoạt văn hoá trong cả nước. Đây là “sân khấu chính” của mọi diễn biến văn
học, là nơi ủ ấp mọi thí nghiệm, nâng đỡ mọi tài năng, mà cũng là nơi nói lên
tiếng nói cuối cùng nhằm đánh giá chất lượng sáng tác. Đặt một đời văn trên
khung cảnh Hà Nội, người ta dễ dàng nhận ra những đường nét chủ yếu của đời văn
đó.
III
Ngoại trừ những bài nghiên cứu có
tính chất phê bình văn học hoặc văn học sử, đời sống văn học ở nước ta thường
ít được nhận diện bằng những trang sách miêu tả cụ thể.
Đến sinh hoạt văn học của cả một thời, một giai đoạn cũng ít được phác ra đầy đủ, đừng nói hình tích hành trạng của từng nhà văn. Tư liệu thiếu, vì không ai để công góp nhặt.
Ví dụ như chung quanh mối liện hệ giữa các nhà văn và Hà Nội như nói ở trên, hiện chưa có ai tập hợp cho được đầy đủ.
Đến sinh hoạt văn học của cả một thời, một giai đoạn cũng ít được phác ra đầy đủ, đừng nói hình tích hành trạng của từng nhà văn. Tư liệu thiếu, vì không ai để công góp nhặt.
Ví dụ như chung quanh mối liện hệ giữa các nhà văn và Hà Nội như nói ở trên, hiện chưa có ai tập hợp cho được đầy đủ.
Chỗ thiếu hụt ấy, hoạ may có trí
tưởng tượng mới bù đắp nổi.
Tôi ước ao đến một lúc nào đó, có
một nhà văn để công làm một tập truyện ngắn chung quanh câu chuyện quan hệ giữa
các tác giả văn học và Hà Nội.
Một buổi sáng nào đó trong gió rét, Nam Cao ra bến sông Hồng trở về quê, theo sau có thằng nhỏ nhà người quen gánh hộ mấy cái ghế mây mà ông tả trong Trăng sáng.
Buổi tối trước khi Nguyễn Huy Tưởng từ giã Hà Nội để lên chiến khu dự Quốc dân đại hội.
Hoặc lùi về trước sau những chuyến đi xa. Hồ Xuân Hương trở lại Hồ Tây; Còn Cao Bá Quát cũng lần chần ở Hà Nội vui với bạn bè vài ngày, trước khi lên nhậm chức giáo thụ Quốc Oai, để rồi tham gia vào một cuộc khởi nghĩa.
Cái đêm mất ngủ của Nguyễn Du, sau khi gặp lại “Người gẩy đàn đất Long Thành”;
một buổi chiều Tản Đà ngồi dịch Đường thi và viết thuê câu đối, v.v…
Những tình tự ấy, mỗi cái đáng để viết thành một truyện ngắn, tất cả xâu chuỗi lại với nhau, tạo nên những chân dung văn học thú vị.
Một buổi sáng nào đó trong gió rét, Nam Cao ra bến sông Hồng trở về quê, theo sau có thằng nhỏ nhà người quen gánh hộ mấy cái ghế mây mà ông tả trong Trăng sáng.
Buổi tối trước khi Nguyễn Huy Tưởng từ giã Hà Nội để lên chiến khu dự Quốc dân đại hội.
Hoặc lùi về trước sau những chuyến đi xa. Hồ Xuân Hương trở lại Hồ Tây; Còn Cao Bá Quát cũng lần chần ở Hà Nội vui với bạn bè vài ngày, trước khi lên nhậm chức giáo thụ Quốc Oai, để rồi tham gia vào một cuộc khởi nghĩa.
Cái đêm mất ngủ của Nguyễn Du, sau khi gặp lại “Người gẩy đàn đất Long Thành”;
một buổi chiều Tản Đà ngồi dịch Đường thi và viết thuê câu đối, v.v…
Những tình tự ấy, mỗi cái đáng để viết thành một truyện ngắn, tất cả xâu chuỗi lại với nhau, tạo nên những chân dung văn học thú vị.
Phần tôi, trong cuốn sách này, tôi
muốn ghi nhận một ít điều có thực trong số những ảnh hưởng mà Hà Nội để lại
trong đời văn, một số nhà văn hôm nay.
Anh đến Hà Nội từ năm nào?
Những suy nghĩ của anh về đời sống văn học Hà Nội xưa và nay?
Trong sinh hoạt nói chung và sinh hoạt văn học Hà Nội nói riêng, anh muốn tiếp nhận điều gì là chủ yếu, đâu là những điều thiếu đi, anh sẽ cảm thấy toàn bộ đời văn của mình thay đổi? v.v…
Cuốn sách do vậy mang dáng dấp một thứ “câu chuyện nghề nghiệp”, chứ không phải một công trình nghiên cứu văn học.
Anh đến Hà Nội từ năm nào?
Những suy nghĩ của anh về đời sống văn học Hà Nội xưa và nay?
Trong sinh hoạt nói chung và sinh hoạt văn học Hà Nội nói riêng, anh muốn tiếp nhận điều gì là chủ yếu, đâu là những điều thiếu đi, anh sẽ cảm thấy toàn bộ đời văn của mình thay đổi? v.v…
Cuốn sách do vậy mang dáng dấp một thứ “câu chuyện nghề nghiệp”, chứ không phải một công trình nghiên cứu văn học.
Song đó là ước muốn!
Còn khi thực hiện, ngay từ khâu sưu
tầm tài liệu, chúng tôi đã gặp phải những hạn chế không dễ gì vượt qua được.
Thoạt đầu, trong ý định chúng tôi dự
tính làm những cuộc phỏng vấn với hàng loạt nhà văn. Ai dè, một việc tưởng là
thật dễ dàng, lúc bắt tay vào làm mới thấy nảy sinh nhiều khó khăn. Không phải
nhà văn nào cũng thấy cách làm việc đó là cần thiết!
Một số khác không đồng tình với tất cả các câu hỏi của chúng tôi, mà chỉ muốn đi vào một số khía cạnh bản thân coi là quan trọng.
Có những nhà văn do tính chất của sáng tác có liên quan nhiều đến Hà Nội, lẽ ra cần được nói kỹ, nhưng lại thường rất bận rộn hoặc đang ở xa, thành thử chúng tôi không thể tiếp xúc trực tiếp, mà phải thông qua các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn trên báo chí, hoặc lời kể của bạn bè, rồi tổng hợp tất cả để viết lại.
Hình thức cuốn sách do đó không thể thuần nhất, trước khi đưa ra những cuộc phỏng vấn với tính cách một ít trường hợp tiêu biểu, phần chính trong mỗi chương sách là những đoạn do người viết sách đứng ra kể.
Một số khác không đồng tình với tất cả các câu hỏi của chúng tôi, mà chỉ muốn đi vào một số khía cạnh bản thân coi là quan trọng.
Có những nhà văn do tính chất của sáng tác có liên quan nhiều đến Hà Nội, lẽ ra cần được nói kỹ, nhưng lại thường rất bận rộn hoặc đang ở xa, thành thử chúng tôi không thể tiếp xúc trực tiếp, mà phải thông qua các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn trên báo chí, hoặc lời kể của bạn bè, rồi tổng hợp tất cả để viết lại.
Hình thức cuốn sách do đó không thể thuần nhất, trước khi đưa ra những cuộc phỏng vấn với tính cách một ít trường hợp tiêu biểu, phần chính trong mỗi chương sách là những đoạn do người viết sách đứng ra kể.
Nhân đây, cho phép chúng tôi có được
ít dòng xin lỗi: một số chi tiết đời riêng, hoặc những câu trò chuyện bâng quơ
khi bạn bè gặp nhau ít nhiều có được khai thác. Dụng ý của chúng tôi chỉ là
muốn giúp bạn đọc hiểu đời sống văn học trong vẻ sinh động của nó.
Mặc dù đã hết sức cố gắng tìm tòi
tài liệu và khai thác những phương tiện hỗ trợ khác, song công việc của chúng
tôi còn bị hạn chế về nhiều mặt. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay chúng ta có
khoảng gần bốn trăm cây bút đã là Hội viên Hội Nhà văn, ngoài ra còn rất nhiều
cây bút khác đang là Hội viên các hội văn nghệ các tỉnh và có nhiều người đang
viết rất khoẻ, biết đâu sẽ thành chủ lực trong đội quân sáng tác nay mai.
Mỗi đời văn đó, có cách hình thành riêng, và nói hẹp ra, thì cũng tiếp nhận toàn cảnh văn học theo những cách riêng, để làm nên bản lĩnh của mình.
Trong khi đó, cuốn sách của chúng tôi chỉ giới hạn trong những câu chuyện liên quan đến vài chục người và nhân đó nhắc thêm vài chục người khác.
Chắc chắn đó là một thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc lượng thứ.
Mỗi đời văn đó, có cách hình thành riêng, và nói hẹp ra, thì cũng tiếp nhận toàn cảnh văn học theo những cách riêng, để làm nên bản lĩnh của mình.
Trong khi đó, cuốn sách của chúng tôi chỉ giới hạn trong những câu chuyện liên quan đến vài chục người và nhân đó nhắc thêm vài chục người khác.
Chắc chắn đó là một thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc lượng thứ.