giới
sử học của ta cũng lảng tránh luôn
không
viết về các danh nhân trong quá khứ
Những
trang sử học không có con người --Sử Việt Nam được lưu
hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở
đó là
1/ Chỉ viết về lịch sử tồn tại của dân tộc mà không
biết tới lịch sử phát triển. Quá chú trọng việc viết về chống ngoại
xâm mà không viết về các cuộc đấu tranh nội bộ. Quá chú trọng quân sự mà không
có sự nghiên cứu đầy đủ về kinh tế. Chỉ
viết về mặt sáng của lịch sử không viết về chỗ tối.
2/ Không có ngôn ngữ của sử học. Tức không có cảm
giác về thời gian trong quá khứ
3/Không có nhân vật lịch sử
Dưới đây chỉ xin nói về điểm thứ ba.
Nhiều lần đi lại trên
đường phố Sài Gòn, tôi gặp những cái tên phố rất lạ, một người như tôi tra vấn trí nhớ mãi cũng không thể biết
đó là ai.
Nhưng nghĩ kỹ, tự nhiên thấy vui, không trách mình nữa.
Đó là khi nhớ ra rằng cả với nhân vật đã quen, được coi là những nhân vật lớn
nhất trong lịch sử, -- và thường dùng để làm tên gọi những đại lộ, những con phố
chủ yếu của các thành phố lớn nhỏ -- , chúng ta cũng chả biết gì về họ cả.
May
mà những năm ngoài năm mươi tuổi, tự nhiên trong tôi nổi hứng là đi tìm lại các
bộ sử cổ nhất của nước mình. Ngoài Đại Việt sử ký toàn thư, đọc thêm Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký
tục biên, Lê Quý kỷ sự… Và đọc thêm sách một số nhà sử học nước ngoài viết về VN. Khi bắt đầu có ý niệm về các nhân vật
lịch sử được viết trong những bộ sử ấy,
tôi mới có điều kiện để nghĩ về các nhân vật lịch sử đương đại. Trên đường tìm
hiểu thêm cái thời mà mình đang sống, tôi cảm thấy có thêm sự hào hứng và những
kích thích để suy nghĩ.
Sự đa dạng của thế giới danh nhân --Nếu muốn kể ra một sử học hoàn hảo
tôi vẫn muốn gọi ra sử học Trung quốc.
Các nhà sử học xứ này rất thông thạo
về các danh nhân của họ. Sự ham mê viết về danh nhân kéo dài từ thời Tư Mã
Thiên đến ngày nay. Tới thế kỷ XX, loại sử này càng phổ biến, một số đã được
dịch ra tiếng Việt.
Trong số ví dụ dễ kiếm, tôi muốn
kể tới cuốn 100 danh nhân có ảnh
hưởng đến lịch sử Trung quốc (bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Văn
Dương 2002) . Sách này phân loại nhân vật lịch sử như sau.
Chương I, dành cho các nhân vật ngoại hạng, như Khổng Tử, Lão Tử, Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông.
Chương I, dành cho các nhân vật ngoại hạng, như Khổng Tử, Lão Tử, Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông.
Cũng được coi là ngoại
hạng, có Từ Quang Khải, chỉ làm quan tới Thượng thư bộ Lễ, song lại chuyên về nghiên
cứu khoa học. Ở một nước có tinh thần dân tộc rất cao, đóng góp chính của ông
lại là thúc đẩy sự hấp thu nền văn hóa phương Tây.
Chương II, các vị đế vương các lãnh
tụ vĩ đại, trong đó xếp cả Lưu Bang, Hán Cao Tổ, Võ Tắc Thiên, sau đó là Tôn
Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch.
Chương III, các nhà tư tưởng v.v…
Chương IV , các nhà văn nhà thơ.
…
Đọc qua cả sách, tôi nhận ra một
điểm. Dù phân chia thế nào thì có một nguyên tắc chung chi phối bộ mặt các danh
nhân – tôi tin là không chỉ đúng Trung quốc với danh nhân Trung quốc mà còn
đúng với danh nhân VN. Họ là những nhân cách đa dạng phức tạp nhiều chiều
cạnh; ở họ mặt tối lẫn với mặt sáng,
cái độ người ở họ được cô kết hơn hẳn đám chúng sinh mặt trắng chúng ta .
Hãy viết cả về các bạo chúa , nhưng là viết với quan niệm
hiện đại--Tiếp tục câu chuyện về cuốn 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sử Trung quốc.
So với các sách khác, sách này có
thêm có phần phụ lục về 10 đại hôn quân bạo chúa và bề tôi gian nịnh, bao gồm
vua Trụ, Tùy Dạng Đế, Từ Hy thái hậu, Tần Cối, Đổng Trác và Viên Thế Khải…
Cùng cách làm vậy, trong ngăn lịch
sử đương đại ở các hiệu sách Trung quốc, người ta đã bầy những cuốn viết về mấy
người tạm gọi là bạo chúa đương đại như Khang Sinh truyện, Giang
Thanh truyện…
Tôi thấy có lẽ phải đi sâu thế mới
gọi là làm sử.
Bởi viết lịch sử không chỉ có nghĩa
là tìm ra những tấm gương để người đời noi theo. Lịch sử còn hấp dẫn và cần
thiết cho người ta qua việc miêu tả những nhân vật đã có ảnh hưởng tới sự vận
động của xã hội dân tộc thời đại cả theo chiều thuận lẫn theo chiều nghịch.
Tôi ước ao có người nào đó khi viết
quá khứ nước Việt sẽ đi vào cuộc đời cả những bạo chúa và bề tôi gian nịnh. Qua
các nhân vật này tôi sẽ hiểu thêm về những mặt tối những khía cạnh tiêu cực,
những phần gọi là ma quỷ trong tính cách người Việt.
Một anh
bạn trẻ hàng xóm vừa tặng tôi cuốn Tào
Tháo-Thánh nhân đê tiện của Vương Hiểu Lỗi Trung quốc, công ty alphabooks xuất bản. Nhìn qua bìa 4,
thấy trích một câu của Mao Trạch Đông “Tôi thích thơ của Tào Tháo, khí phách
hùng vĩ, khẳng khái mà cô tịch, là nam tử hán đại trượng phu, văn chương xuất
chúng” đã thấy lạ. Lật lại bìa 1, đọc đầu đề cuốn sách càng nghĩ càng sốc. Đã thánh nhân sao lại còn đê tiện đươc? Rồi
nhớ lại cuốn Hậu hắc học của Lý
Tôn Ngô, trong đó khái quát gần như không có ngoại lệ rằng danh nhân Trung quốc đều hoặc là mặt dày hoặc là tim đen. Chẳng nhẽ các danh nhân Việt Nam thuộc một loại siêu phàm khác? Hay các nhà
sử học Việt Nam lâu nay chỉ cho chúng ta biết những hình nộm? Và quan niệm về
con người ở xã hội Việt Nam tới hôm nay nhìn chung là quá cổ lỗ?