Lâu nay tôi không phải là khán giả thường xuyên của chuyên mục Gặp
nhau cuối tuần trên VTV3 , ấy vậy mà nhân ngẫu nhiên được vợ con rủ
xem chương trình mang tên Hội ơi là hội (tối 30-3 -2005), lại thấy phục
sát đất .
Chuyện kể về một làng nọ làm hội .
Làm như thế nào ? Nói nôm na là không có cũng vẽ ra mà làm . Tính chuyện bắt chước người khác. Ai đó đạo văn , đạo nhạc thì ở đây người ta sẵn sàng đạo hội .
Thấy các làng khác có chọi trâu chọi gà thì nghĩ ra việc …chọi lợn .
Phỏng theo lối đấu bò ở Tây Ban Nha, người ra đấu ngồi xổm trên mặt đất tay cầm miếng vải đỏ khiêu khích lợn , tay kia cầm cái gì na ná như cái khiên để tự che đỡ .
Không ai là nhịn cười nổi !
Ngay sau tiếng cười , cố nhiên , màn kịch cũng luôn tiện làm cho người ta đau lòng.
Con người ở đây hiện ra trong một tình trạng thảm hại :
-- Mang quá khứ ra để làm thương mại .
--Kiếm ăn với bất cứ giá nào.
-- Ma mãnh đủ kiểu .
-- Nhân danh một mục đích tốt đẹp, tự cho rằng có gian dối một tí rồi thần phật cũng tha bổng cho hết .
Nghĩ lại thì chẳng qua cái sự làm liều nghĩ ẩu ở đây được bắt đầu từ một nguyện vọng có vẻ rất chính đáng . Đó là muốn gây ấn tượng với người .
Song do chỗ trong thâm tâm thừa biết mình kém sẵn , và không bao giờ có thể bằng người , nên chỉ còn cách tạo ra sự độc đáo . Rồi nhận ra đây là ngón võ có vẻ hiệu quả , người ta còn hùa nhau nâng nó, cái sự độc đáo ấy , lên thành lý luận : sùng bái nó , cho nó là quan trọng nhất trên đời , và lo đi tìm nó bằng được , -- kể cả đến lúc bí , phải dùng tới cách tầm thường nhất , và bản thân thường lên tiếng chống đối mạnh mẽ nhất , đó là nhập khẩu những cái cực kỳ xa lạ từ nước ngoài .
Chỉ cần độc đáo là có giá trị, cái lầm lỡ tai hại ấy , kỳ lạ thay, lại đang lan tràn như một căn bệnh .
Trong việc này bọn tôi cũng có một ít kỷ niệm . Hồi đó là vào khoảng đầu những năm sáu mươi , một số thanh niên mới tập viết cũng có cái lối đi tìm bằng được sự độc đáo để gây ấn tượng .
May mà các bậc đàn anh đã sớm nhắc nhở .
Còn nhớ nhà thơ Xuân Diệu từng giảng rất hay về chuyện này.
Với lối nói riết gióng của mình , ông bảo nên nhớ là hai con lợn khác nhau cũng mỗi con một cá tính , nghĩa là chẳng con nào giống con nào; vậy đừng có lẫn cá tính với cá tật … Sự độc đáo chỉ đáng ghi nhận khi nó là dấu hiệu của một giá trị chân chính .
Nói cho vui , không chừng cái làng Cự Phách trong chương trình Hội ơi là hội đã ăn phải đũa bọn tập tọng học nghề chúng tôi mấy chục năm trước .
Trong bụng ước có một Xuân Diệu để nhắc nhở. Song lại nghĩ , một khi cả làng cả nước bây giờ đã mê muội vậy, chắc ông Xuân Diệu có tái sinh cũng phải giơ tay đầu hàng !
Đã in Thể thao và văn hoá số ra 6-5-2005.
In lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại, 2009
Chuyện kể về một làng nọ làm hội .
Làm như thế nào ? Nói nôm na là không có cũng vẽ ra mà làm . Tính chuyện bắt chước người khác. Ai đó đạo văn , đạo nhạc thì ở đây người ta sẵn sàng đạo hội .
Thấy các làng khác có chọi trâu chọi gà thì nghĩ ra việc …chọi lợn .
Phỏng theo lối đấu bò ở Tây Ban Nha, người ra đấu ngồi xổm trên mặt đất tay cầm miếng vải đỏ khiêu khích lợn , tay kia cầm cái gì na ná như cái khiên để tự che đỡ .
Không ai là nhịn cười nổi !
Ngay sau tiếng cười , cố nhiên , màn kịch cũng luôn tiện làm cho người ta đau lòng.
Con người ở đây hiện ra trong một tình trạng thảm hại :
-- Mang quá khứ ra để làm thương mại .
--Kiếm ăn với bất cứ giá nào.
-- Ma mãnh đủ kiểu .
-- Nhân danh một mục đích tốt đẹp, tự cho rằng có gian dối một tí rồi thần phật cũng tha bổng cho hết .
Nghĩ lại thì chẳng qua cái sự làm liều nghĩ ẩu ở đây được bắt đầu từ một nguyện vọng có vẻ rất chính đáng . Đó là muốn gây ấn tượng với người .
Song do chỗ trong thâm tâm thừa biết mình kém sẵn , và không bao giờ có thể bằng người , nên chỉ còn cách tạo ra sự độc đáo . Rồi nhận ra đây là ngón võ có vẻ hiệu quả , người ta còn hùa nhau nâng nó, cái sự độc đáo ấy , lên thành lý luận : sùng bái nó , cho nó là quan trọng nhất trên đời , và lo đi tìm nó bằng được , -- kể cả đến lúc bí , phải dùng tới cách tầm thường nhất , và bản thân thường lên tiếng chống đối mạnh mẽ nhất , đó là nhập khẩu những cái cực kỳ xa lạ từ nước ngoài .
Chỉ cần độc đáo là có giá trị, cái lầm lỡ tai hại ấy , kỳ lạ thay, lại đang lan tràn như một căn bệnh .
Trong việc này bọn tôi cũng có một ít kỷ niệm . Hồi đó là vào khoảng đầu những năm sáu mươi , một số thanh niên mới tập viết cũng có cái lối đi tìm bằng được sự độc đáo để gây ấn tượng .
May mà các bậc đàn anh đã sớm nhắc nhở .
Còn nhớ nhà thơ Xuân Diệu từng giảng rất hay về chuyện này.
Với lối nói riết gióng của mình , ông bảo nên nhớ là hai con lợn khác nhau cũng mỗi con một cá tính , nghĩa là chẳng con nào giống con nào; vậy đừng có lẫn cá tính với cá tật … Sự độc đáo chỉ đáng ghi nhận khi nó là dấu hiệu của một giá trị chân chính .
Nói cho vui , không chừng cái làng Cự Phách trong chương trình Hội ơi là hội đã ăn phải đũa bọn tập tọng học nghề chúng tôi mấy chục năm trước .
Trong bụng ước có một Xuân Diệu để nhắc nhở. Song lại nghĩ , một khi cả làng cả nước bây giờ đã mê muội vậy, chắc ông Xuân Diệu có tái sinh cũng phải giơ tay đầu hàng !
Đã in Thể thao và văn hoá số ra 6-5-2005.
In lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại, 2009