Để hình dung ra sự phát triển của sách trong xã hội hiện đại,tốt hơn hết là hãy liên hệ nó với thuốc .Chúng ta dều biết : thuốc không phải là thứ có thể dùng vô tội vạ .Thuốc tốt đến mấy mà dùng không đúng với quy định cũng gây tác hại ,các loại thuốc đặc dụng dùng sai đối tượng có thể làm chết người như chơi .Tương tự như vậy , sách có thể hợp với người này mà không hợp với người kia ,và đừng nên viện lý do đó mà tính chuyện cấm sách .Ngược lại ,chỉ cần yêu cầu các loại sách xuất bản kèm theo hướng dẫn cụ thể ai nên đọc ,và đọc như thế nào .Nhất là với các loại sách viết cho thiếu nhi như trường hợp bộ sách Những chuyện kỳ bí của Stine
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ THỀ LOẠI CỦA TRUYỆN KINH DỊ
Mấy chữ chuyện kỳ bí mà NXB Kim Đồng dùng để đặt tên cho xê-ri sách của Stine bị một số người hiểu nhầm , họ thay chữ chuyện bằng truyện và xem đây là một thể loại .Theo chỗ tôi hiểu thực ra không có thể nào là thể kỳ bí cả , mà ở phương Tây hiện đại chỉ có khái niệm truyện kinh dị với nội dung rất cụ thể .Không thể dùng nó để chỉ loại truyện cổ tích có yếu tố kỳ ảo mà nước nào cũng có .Mà nó cũng không dây dưa gì đến các loại thần quái chí quái ở các nước phương đông trong đó thế giới người chết xâm nhập cả vào thế giới người sống , tức người ở chung với các loại ma quỷ thần tiên .Là một sản phẩm của xã hội hiện đại ,truyện kinh dị chỉ nhằm biểu hiện những bất an khắc khoải của con người trước cuộc sống mà hình như họ đã hiểu rất nhiều rồi mà lại vẫn còn bao điều bí mật mà họ chưa hiểu hết .Sự bất an này có một biểu hiện cụ thể là nỗi sợ và bởi lẽ xã hội dù tiến bộ đến đâu nỗi sợ này cũng không chấm dứt hẳn nên người ta mới nêu lên một định đề thoạt nghe có vẻ nghịch lý nhưng suy cho cùng lại rất đúng với tâm lý của con người hiện đại -- ấy là sợ trước sau vẫn là một nhu cầu và việc nói về nỗi sợ , làm cho người ta được lây truyền được thể nghiệm nỗi sợ cũng là một hướng làm sách hoặc làm phim được chú trọng khai thác .
Mà để nói về nỗi về nỗi sợ không gì tiện hơn là nhấn mạnh tính chất ma quái của đời sống .Các loại ma xâm nhập vào các tác phẩm là điều tự nhiên .
Tất cả những điều này đã được tổng kết trong các tài liệu nghiên cứu về truyện kinh dị mà ở ta đã có một số tài liệu trích giới thiệu chẳng hạn bài viết của Đào Hùng trên tạp chí Văn học nước ngoài của Hội nhà văn .Ở đây chúng tôi chỉ lưu ý thêm là ở trình độ của người viết và người đọc phương Tây hiện nay truyện kinh dị không làm cho bạn đọc trở thành mê tín rồi đi cầu cúng ma quỷ mà chỉ kích thích người ta suy nghĩ thêm về các thế lực siêu nhiên và đấy là mục đích thiết thực của nó.
TRƯỜNG HỢP NHỮNG CUỐN SÁCH CỦA STINE
Không phải ngẫu nhiên mà chúng trở thành sách bán chạy Cái tài của người viết ở đây là “treo” vấn đề các thế lực siêu nhiên lên đó làm cho bạn đọc hồ nghi và tuy rằng cuối cùng cũng thấy buồn cười cho sợ hốt hoảng của mình song nghĩ lại vẫn thấy làm sao mà không sợ được ! Nếu anh định giải thích mà không thể lý giải chính xác toàn bộ cái bí ẩn,và cho đến lúc kết thúc anh vẫn chỉ có những ý niệm rất mù mờ tức là anh đang ở trong thế giới kinh dị đó --Đấy là một ý quan trọng trong bài giới thiệu của Đào Hùng mà ở trên đã dẫn .Từ góc độ này mà xét ,Trò chơi trốn tìm và Con vượn bơi trong bể kính,Những bức ảnh tiên tri và Tù nhân của chiếc giường ... là những cuốn truyện kinh dị theo đúng nghĩa của nó .Người ta chỉ có quyền từ chối chúng khi từ chối toàn bộ truyện kinh dị nói chung
SỰ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU TRONG TIẾP NHẬN
Khi bảo Việt Nam là một quốc gia đang phát triển tức là chúng ta đã xác định rằng ở xà hội ta các yếu tố tiền hiện đại và hiện đại cùng tồn tại song song .Về mặt văn hoá mà xét con người VN hôm nay trong khi vẫn gần gũi với ông cha lại đồng thời có thể chia sẻ không thiếu điều gì với đồng loại ở các nước xa lạ khác .Huống chi nay là thời đại của toàn cầu hoá ,và những ảnh hưởng sẽ lan tràn tới mức không dễ gì ngăn chặn nổi .
Có thể xem đấy chính là lý do khiến cho có sự nảy sinh hàng loạt sự lộn xộn trong việc tiếp nhận văn hoá nước ngoài .Nhưng có lẽ cũng nên nói ngay rằng không nên thổi phồng tình trạng lộn xộn đó rồi quá lo lắng về nó .Sự nhất trí ở đây không chỉ là cứng nhắc giả tạo mà còn là không thể thực hiện nổi .Mọi chuyện sẽ được bàn bạc và gỡ ra dần dần .Một điều có thể chắc chẵn là chính nhu cầu mọi mặt của chúng ta đang thay đổi cho nên nhiều cách hiểu cũ cách làm ăn cũ của chúng ta cũng sẽ phải thay đổi theo kể cả trong việc làm sách và phổ biến sách .
VIỆC SỬ DỤNG SÁCH CŨNG CẦN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
“Sách là một thứ thức ăn tinh thần đơn giản phổ cập tức ai cũng cần như nhau và tiếp nhận giống nhau “ –phải nói rằng một quan niệm như vậy đang chi phối nghề làm sách nói chung tuy nhiên với loại sách làm cho thiếu nhi thì nó càng ăn sâu một cách tự nhiên .Chúng ta thành tâm bảo nhau hãy cố tạo ra một thế giới sách trong trẻo đến mức vô trùng có biết đâu trong hoàn cảnh hiện nay đấy là điều không thể thực hiện được .Chẳng những thế ,cái sự tưởng là cẩn thận đó không đáp ứng được đòi hỏi của con em ta hôm nay và nhìn chung là làm nghèo đời sống tinh thần của chúng mà ta không biết .
Làm sao để vượt lên trên sự đơn điệu cũ kỹ, ,làm sao cung cấp cho con em chúng ta các loại thức ăn tinh thần phong phú hơn mà vẫn dự phòng trước mọi tai biến có thể xảy ra ? Ở đây mọi chuyện phải bắt đầu từ một quan niệm rông rãi hơn về sách .Trước tiên cần thống nhất với nhau rằng sách rất đa dạng ,ngoài những loại sách ai cũng cần thì có những loại sach mà chỉ một số đối tượng nào đó có thể đọc và nên đọc .Và mỗi loại cần có cách xử lý riêng . Ví dụ với các sách truyện kinh dị kiểu như Những chuyện kỳ bí của Stine theo tôi ít nhất nhà xuất bản nên đề thật rõ ở ngoài bìa là chỉ dành cho trẻ em trên 12 tuổi thậm chí cấm hẳn với những em có thần kinh không được bình thường . Không phải bất kỳ một cuôn sách viết cho thiếu nhi nào cũng cần những bài bình luận dài dòng đặt ở đầu sách nhưng với loại hàng đặc biệt như truyện kinh dị chỉ vừa được ngoại nhập thì một hai trang phân tích có sức thuyết phục lại là không thể thiếu . Nghĩa là nhìn chung công tác nghiên cứu văn học thiếu nhi kể cả sách nước ngoài không thể để trong tình trạng hoang vắng như hiện nay .Và cũng đã đến lúc các bậc cha mẹ không thể tắc trách cứ thấy sách của nhà Kim Đồng hay Trẻ là xỉa tiền mua cho con mà không cần biết là có hợp với con mình hay không .Cả xã hội phải cùng có trách nhiệm trong việc phổ biến và sử dụng sách .