Rồi đây hẳn sẽ có lúc, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá, cùng với các nghệ sĩ nhiếp ảnh phối hợp làm việc để cho in ra những bộ sách quý về những ngôi đình nổi tiếng trong cả nước, hoặc về những nhà thờ đẹp nhất nằm rải rác từ bắc đến nam.
Nhưng đi đầu trong việc này, là những nhà nghiên cứu kiến trúc phật giáo.
Chỉ trong vòng hơn một năm, từ 5-1992 đến 6-1993, ba bộ sách ảnh khá đẹp về chùa nối tiếp ra mắt.
Trong lịch sử Việt Nam đã có một thời Phật giáo đảm đương vai trò một thứ quốc giáo. Về sau, do nhu cầu của việc xây dựng đất nước nhằm chống xâm lược tràn từ bắc xuống. Nho giáo trở thành chủ đạo, nhưng Phật giáo vẫn là một bộ phận quan trọng làm nên phức thể “tam giáo đồng nguyên”. Việc xây dựng chùa chiền không phải thời nào cũng được coi trọng song cũng không bao giờ bị xao nhãng quá lâu. Không thiếu những vương triều vua cha vừa hạn chế, đến khi con cháu lên ngôi lại khuyến khích việc đúc chuông, tô tượng. Còn chùa làng thì hầu như ở đâu cũng có. Tính đến cuối 1991, mới có 229 ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá, nhưng từ hàng ngàn hàng vạn ngôi chùa nằm rải rác ở các địa phương, luôn luôn người ta có thể đưa ra một danh sách khác với số lượng khác. Lý do ở đây thật giản dị, tuy luôn luôn sống với bóng dáng những ngôi chùa trong tâm trí, song hiểu biết tổng thể của mỗi chúng ta về chùa Việt Nam còn lâu mới đạt đến mức hoàn chỉnh. Đây đó trong các chuyên luận chung về mỹ thuật, hoặc qua các tập sách mỏng, một số tư liệu về chùa Việt Nam đã được giới thiệu sơ lược. Gần đây hơn, nhằm bước đầu ghi nhận ý nghĩa của chùa trong đời sống văn hoá của dân tộc. Và có lẽ cũng nhằm giúp cho đông đảo bạn đọc - nhất là những ai chưa đi nhiều đi rộng - có dịp làm quen với những ngôi chùa có tiếng trong cả nước, có ba bộ sách tương đối quy mô đã được xuất bản. Đó là:
1. Việt Nam danh lam cổ tự của Võ Văn Trường. Sách dày 652 trang, phần chủ yếu gồm 664 ảnh màu, chụp từ 171 ngôi chùa thuộc 37 tỉnh, thành phố trong cả nước.
2. Chùa Việt Nam của các tác giả Hà Văn Tấn (phần bài viết), Nguyễn Văn Kự và Phạm Ngọc Long (phần ảnh). Trong phạm vi 404 trang sách giới thiệu 42 ngôi chùa nổi tiếng từ bắc đến nam, tổng số ảnh sử dụng cũng lên tới gần ba trăm bức.
3. Danh lam xứ Huế của các tác giả Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông và Lê Văn Sách. Trong 392 trang sách, có 72 trang ảnh màu, chụp từ 28 ngôi chùa tiêu biểu ở Huế.
“Tổng phổ” của cuốn sách thứ nhất trải ra khá rộng: với mỗi ngôi chùa được giới thiệu, tác giả (với tư cách vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nghệ sĩ nhiếp ảnh) không chỉ dừng lại ở hình thức kiến trúc, mà còn chụp hình chư Phật, chư thánh đệ tử, chư thiên long hộ pháp, nhiều phù điêu, hoa văn, pháp khí. Về ý định, có thể thấy rõ tác giả muốn đưa ra một bức tranh toàn cảnh và thâu tóm vào đây nét đẹp những ngôi chùa trong cả nước. Có điều, trong thực hiện đang có tình trạng lực bất tòng tâm. Khu vực tác giả quen thuộc và đi về kỹ lưỡng hơn cả, vẫn là các tỉnh phía nam. Trong số 171 ngôi chùa đưa vào sách, chỉ có 34 ngôi chùa từ Quảng Trị trở ra (riêng Hà Nội 11), còn lại là 137 ngôi thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Sóc Trăng, Minh Hải (riêng TP. Hồ Chí Minh là 30). Dù nguyên cớ do đâu không rõ, song sự bố trí như thế không khỏi có phần thiên lệch, cần được bổ sung điều chỉnh, mới xứng với các tên Việt Nam danh lam cổ tự mà cũng là cái mục đích tác giả đã dày công theo đuổi.
Với nhan đề đơn giản Chùa Việt Nam, cuốn sách của giáo sự Hà Văn Tấn và các cộng sự bám sát lịch sử Phật giáo, qua trình bày về các chùa nối tiếp nhau hình thành trong các thế kỷ mà như phác ra cho thấy cả tiến trình đạo Phật xâm nhập vào đời sống xã hội và trở nên một bộ phận của nền văn hoá dân tộc. So với cuốn sách của Võ Văn Tường, thì ở đây, các chùa ở các tỉnh phía Nam, (trong đó nhiều chùa mới xây dựng ở thế kỷ XX) chưa được đề cập đầy đủ. Nhưng để bù lại, người ta bắt gặp một sự ưu tiên thích đáng cho các công trình kiến trúc có bề dày lịch sử và ngay trong cách sắp xếp cũng lấy trình tự lịch sử làm trục đối chiếu cơ bản. Trong phần ảnh, cuốn sách đã có sự dụng tâm bài trí nhằm làm nổi bật nét đặc sắc của chùa Việt Nam, đó là cái cốt cách cổ kính thâm u , không thiên về tầm cỡ, mà lấy sự hoà hợp với thiên nhiên làm mục đích. Với khối lượng hơn 60 trang khổ lớn, tức ít ra cũng khoảng trên một trăm trang khổ giấy thông thường, bài dẫn dắt ở đầu sách gồm ba phần chính:
- Chùa Việt Nam: một cái nhìn chung
- Chùa Việt nam qua các thời kỳ lịch sử
- Chùa Việt Nam trong đời sống văn hoá cộng đồng.
Kiến thức uyên bác, luôn luôn có sự tham khảo đối chiếu giữa các tư liệu trong nước với các tư liệu nước ngoài có liên quan, tất cả được trình bày khúc chiết, rành mạch, đó là ưu điểm đầu tiên của bài viết khá công phu này. Nhưng không phải chỉ có thế: với mỗi ngôi chùa được nhắc nhở tới, tác giả luôn có sự miêu tả tường tận như bản thân đã nhiều lần tới đó, hoặc với các ngôi chùa nay đã đổ nát, như từng có mặt trong những cuộc khai quật để tìm lại dấu tích. Vả chưng cách tiếp cận của người nghiên cứu ở đây là lối tiếp cận liên ngành, là đi vào “thế giới” chùa Việt bằng ca thơ văn cổ, bằng những hiểu biết chung về ngôn ngữ văn tự và nói chung và các loại tri thức lịch sử. Nhờ thế, đọc kỹ bài viết, người ta có thể có những khái quát bước đầu về toàn bộ kiến trúc Phật giáo và theo dõi được bước đi của bộ phận kiến trúc ấy qua từng thế kỷ. Sau những ghi nhận chắc chắn ấy người ta không khỏi chờ đợi tác giả trong việc “đọc” ra ý nghĩa văn hoá của chùa Việt Nam, cũng tức là chờ đợi ông phát biểu về một số vấn đề văn hoá dân tộc thông qua kiến trúc chùa mà ông nghiên cứu.
Đáng tiếc là trong phần thứ ba của bài viết, Hà Văn Tấn chỉ dừng lại ở những liên hệ giữa chùa với một số sinh hoạt văn hoá như lễ hội mà chưa phải với toàn bộ văn hoá nói chung. Hy vọng là ông sẽ trở lại với các vấn đề này trong một dịp khác.
Nếu hai tập sách nói trên muốn bao quát toàn bộ chùa Việt Nam thì cuốn sách của các tác giả Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách chỉ đi sâu vào các Danh lam xứ Huế. Theo một cuốn niên giám in ở Huế 1989, riêng chùa có ở Huế lên tới con số hơn một trăm, nên nếu muốn nói về chùa Huế cho đầy đủ, thì cuốn sách phải làm sẽ lớn lắm! Trong phạm vi của một tác phẩm mang tính cách phổ cập, Danh lam xứ Huế chỉ đưa ra hình ảnh của 28 ngôi chùa, vậy mà người đọc đã cảm thấy khá phong phú. Điều đáng trân trọng là qua hình ảnh và qua bài viết, người ta bắt đầu cảm thấy được nét riêng của chùa Huế mà các tác giả hết lòng yêu mến. Lùi về lịch sử, bài viết Phật giáo và văn hoá Huế nhấn mạnh ý nghĩa của chùa và của đạo Phật nói chung đối với những lớp cư dân Việt đầu tiên từ đời Trần vào mở mang lãnh thổ ở vùng Thuận Hoá: “đã có những ngày mà người Việt xưa ngỡ ngàng đến đây, tiếp nhận miền đất này là một sính lễ của Chiêm quốc lân bang với tấm lòng thương nhớ cố hương (...) Dân cư thời ấy giờ hẳn nhiên là thưa thớt, và họ đã ngỡ ngàng biết bao trước di sản, di tích văn hoá Champa với đền tháp, cơ sở tín ngưỡng mang đậm tính cách ấn Độ, những tượng thờ Brahma, Siva, Visnu, Poh Nagar xa lạ đầy sự đe doạ, huyền bí đối với họ và đã qua bao thế kỷ điều ấy vẫn chưa xoá mờ trong tâm thức người nông dân Huế. Đó là chưa nói đến những yếu tố văn hoá Indonesia của người Thượng Trường Sơn (...) Đối với lam sơn chướng khí và những hiện tượng tín ngưỡng chưa hề quen, người nông dân rời quê hương phía bắc đến đây thời bấy giờ làm sao giữ được sự an bình cho tâm hồn nếu không có những ngôi chùa Phật, dù chỉ là mái tranh đơn sơ, yếu ớt, nhưng lại là một cơ sở tinh thần kiên cố bền vững che chở cho tâm hồn họ” . Trong khi kể lại không ít những mối quan tâm của vua quan và các tầng lớp quý tộc triều Nguyễn với nhiều ngôi chùa nổi tiếng, các tác giả khéo léo đặt bộ phận kiến trúc tôn giáo này vào toàn cảnh văn hoá Huế nói chung. Đọc cuốn Danh lam xứ Huế hôm nay, người ta thầm ao ước một lúc nào đó, các vùng văn hoá lớn của đất nước đều có được những bộ sách làm riêng về chùa chiền ở vùng đất của mình và đó sẽ là cách tốt nhất để chuẩn bị cho những bộ sách chung về chùa Việt Nam (như cách của Võ Văn Tường, Hà Văn Tấn... hôm nay) đạt tới một trình độ mới.
Nhưng đi đầu trong việc này, là những nhà nghiên cứu kiến trúc phật giáo.
Chỉ trong vòng hơn một năm, từ 5-1992 đến 6-1993, ba bộ sách ảnh khá đẹp về chùa nối tiếp ra mắt.
Trong lịch sử Việt Nam đã có một thời Phật giáo đảm đương vai trò một thứ quốc giáo. Về sau, do nhu cầu của việc xây dựng đất nước nhằm chống xâm lược tràn từ bắc xuống. Nho giáo trở thành chủ đạo, nhưng Phật giáo vẫn là một bộ phận quan trọng làm nên phức thể “tam giáo đồng nguyên”. Việc xây dựng chùa chiền không phải thời nào cũng được coi trọng song cũng không bao giờ bị xao nhãng quá lâu. Không thiếu những vương triều vua cha vừa hạn chế, đến khi con cháu lên ngôi lại khuyến khích việc đúc chuông, tô tượng. Còn chùa làng thì hầu như ở đâu cũng có. Tính đến cuối 1991, mới có 229 ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá, nhưng từ hàng ngàn hàng vạn ngôi chùa nằm rải rác ở các địa phương, luôn luôn người ta có thể đưa ra một danh sách khác với số lượng khác. Lý do ở đây thật giản dị, tuy luôn luôn sống với bóng dáng những ngôi chùa trong tâm trí, song hiểu biết tổng thể của mỗi chúng ta về chùa Việt Nam còn lâu mới đạt đến mức hoàn chỉnh. Đây đó trong các chuyên luận chung về mỹ thuật, hoặc qua các tập sách mỏng, một số tư liệu về chùa Việt Nam đã được giới thiệu sơ lược. Gần đây hơn, nhằm bước đầu ghi nhận ý nghĩa của chùa trong đời sống văn hoá của dân tộc. Và có lẽ cũng nhằm giúp cho đông đảo bạn đọc - nhất là những ai chưa đi nhiều đi rộng - có dịp làm quen với những ngôi chùa có tiếng trong cả nước, có ba bộ sách tương đối quy mô đã được xuất bản. Đó là:
1. Việt Nam danh lam cổ tự của Võ Văn Trường. Sách dày 652 trang, phần chủ yếu gồm 664 ảnh màu, chụp từ 171 ngôi chùa thuộc 37 tỉnh, thành phố trong cả nước.
2. Chùa Việt Nam của các tác giả Hà Văn Tấn (phần bài viết), Nguyễn Văn Kự và Phạm Ngọc Long (phần ảnh). Trong phạm vi 404 trang sách giới thiệu 42 ngôi chùa nổi tiếng từ bắc đến nam, tổng số ảnh sử dụng cũng lên tới gần ba trăm bức.
3. Danh lam xứ Huế của các tác giả Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông và Lê Văn Sách. Trong 392 trang sách, có 72 trang ảnh màu, chụp từ 28 ngôi chùa tiêu biểu ở Huế.
“Tổng phổ” của cuốn sách thứ nhất trải ra khá rộng: với mỗi ngôi chùa được giới thiệu, tác giả (với tư cách vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nghệ sĩ nhiếp ảnh) không chỉ dừng lại ở hình thức kiến trúc, mà còn chụp hình chư Phật, chư thánh đệ tử, chư thiên long hộ pháp, nhiều phù điêu, hoa văn, pháp khí. Về ý định, có thể thấy rõ tác giả muốn đưa ra một bức tranh toàn cảnh và thâu tóm vào đây nét đẹp những ngôi chùa trong cả nước. Có điều, trong thực hiện đang có tình trạng lực bất tòng tâm. Khu vực tác giả quen thuộc và đi về kỹ lưỡng hơn cả, vẫn là các tỉnh phía nam. Trong số 171 ngôi chùa đưa vào sách, chỉ có 34 ngôi chùa từ Quảng Trị trở ra (riêng Hà Nội 11), còn lại là 137 ngôi thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Sóc Trăng, Minh Hải (riêng TP. Hồ Chí Minh là 30). Dù nguyên cớ do đâu không rõ, song sự bố trí như thế không khỏi có phần thiên lệch, cần được bổ sung điều chỉnh, mới xứng với các tên Việt Nam danh lam cổ tự mà cũng là cái mục đích tác giả đã dày công theo đuổi.
Với nhan đề đơn giản Chùa Việt Nam, cuốn sách của giáo sự Hà Văn Tấn và các cộng sự bám sát lịch sử Phật giáo, qua trình bày về các chùa nối tiếp nhau hình thành trong các thế kỷ mà như phác ra cho thấy cả tiến trình đạo Phật xâm nhập vào đời sống xã hội và trở nên một bộ phận của nền văn hoá dân tộc. So với cuốn sách của Võ Văn Tường, thì ở đây, các chùa ở các tỉnh phía Nam, (trong đó nhiều chùa mới xây dựng ở thế kỷ XX) chưa được đề cập đầy đủ. Nhưng để bù lại, người ta bắt gặp một sự ưu tiên thích đáng cho các công trình kiến trúc có bề dày lịch sử và ngay trong cách sắp xếp cũng lấy trình tự lịch sử làm trục đối chiếu cơ bản. Trong phần ảnh, cuốn sách đã có sự dụng tâm bài trí nhằm làm nổi bật nét đặc sắc của chùa Việt Nam, đó là cái cốt cách cổ kính thâm u , không thiên về tầm cỡ, mà lấy sự hoà hợp với thiên nhiên làm mục đích. Với khối lượng hơn 60 trang khổ lớn, tức ít ra cũng khoảng trên một trăm trang khổ giấy thông thường, bài dẫn dắt ở đầu sách gồm ba phần chính:
- Chùa Việt Nam: một cái nhìn chung
- Chùa Việt nam qua các thời kỳ lịch sử
- Chùa Việt Nam trong đời sống văn hoá cộng đồng.
Kiến thức uyên bác, luôn luôn có sự tham khảo đối chiếu giữa các tư liệu trong nước với các tư liệu nước ngoài có liên quan, tất cả được trình bày khúc chiết, rành mạch, đó là ưu điểm đầu tiên của bài viết khá công phu này. Nhưng không phải chỉ có thế: với mỗi ngôi chùa được nhắc nhở tới, tác giả luôn có sự miêu tả tường tận như bản thân đã nhiều lần tới đó, hoặc với các ngôi chùa nay đã đổ nát, như từng có mặt trong những cuộc khai quật để tìm lại dấu tích. Vả chưng cách tiếp cận của người nghiên cứu ở đây là lối tiếp cận liên ngành, là đi vào “thế giới” chùa Việt bằng ca thơ văn cổ, bằng những hiểu biết chung về ngôn ngữ văn tự và nói chung và các loại tri thức lịch sử. Nhờ thế, đọc kỹ bài viết, người ta có thể có những khái quát bước đầu về toàn bộ kiến trúc Phật giáo và theo dõi được bước đi của bộ phận kiến trúc ấy qua từng thế kỷ. Sau những ghi nhận chắc chắn ấy người ta không khỏi chờ đợi tác giả trong việc “đọc” ra ý nghĩa văn hoá của chùa Việt Nam, cũng tức là chờ đợi ông phát biểu về một số vấn đề văn hoá dân tộc thông qua kiến trúc chùa mà ông nghiên cứu.
Đáng tiếc là trong phần thứ ba của bài viết, Hà Văn Tấn chỉ dừng lại ở những liên hệ giữa chùa với một số sinh hoạt văn hoá như lễ hội mà chưa phải với toàn bộ văn hoá nói chung. Hy vọng là ông sẽ trở lại với các vấn đề này trong một dịp khác.
Nếu hai tập sách nói trên muốn bao quát toàn bộ chùa Việt Nam thì cuốn sách của các tác giả Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách chỉ đi sâu vào các Danh lam xứ Huế. Theo một cuốn niên giám in ở Huế 1989, riêng chùa có ở Huế lên tới con số hơn một trăm, nên nếu muốn nói về chùa Huế cho đầy đủ, thì cuốn sách phải làm sẽ lớn lắm! Trong phạm vi của một tác phẩm mang tính cách phổ cập, Danh lam xứ Huế chỉ đưa ra hình ảnh của 28 ngôi chùa, vậy mà người đọc đã cảm thấy khá phong phú. Điều đáng trân trọng là qua hình ảnh và qua bài viết, người ta bắt đầu cảm thấy được nét riêng của chùa Huế mà các tác giả hết lòng yêu mến. Lùi về lịch sử, bài viết Phật giáo và văn hoá Huế nhấn mạnh ý nghĩa của chùa và của đạo Phật nói chung đối với những lớp cư dân Việt đầu tiên từ đời Trần vào mở mang lãnh thổ ở vùng Thuận Hoá: “đã có những ngày mà người Việt xưa ngỡ ngàng đến đây, tiếp nhận miền đất này là một sính lễ của Chiêm quốc lân bang với tấm lòng thương nhớ cố hương (...) Dân cư thời ấy giờ hẳn nhiên là thưa thớt, và họ đã ngỡ ngàng biết bao trước di sản, di tích văn hoá Champa với đền tháp, cơ sở tín ngưỡng mang đậm tính cách ấn Độ, những tượng thờ Brahma, Siva, Visnu, Poh Nagar xa lạ đầy sự đe doạ, huyền bí đối với họ và đã qua bao thế kỷ điều ấy vẫn chưa xoá mờ trong tâm thức người nông dân Huế. Đó là chưa nói đến những yếu tố văn hoá Indonesia của người Thượng Trường Sơn (...) Đối với lam sơn chướng khí và những hiện tượng tín ngưỡng chưa hề quen, người nông dân rời quê hương phía bắc đến đây thời bấy giờ làm sao giữ được sự an bình cho tâm hồn nếu không có những ngôi chùa Phật, dù chỉ là mái tranh đơn sơ, yếu ớt, nhưng lại là một cơ sở tinh thần kiên cố bền vững che chở cho tâm hồn họ” . Trong khi kể lại không ít những mối quan tâm của vua quan và các tầng lớp quý tộc triều Nguyễn với nhiều ngôi chùa nổi tiếng, các tác giả khéo léo đặt bộ phận kiến trúc tôn giáo này vào toàn cảnh văn hoá Huế nói chung. Đọc cuốn Danh lam xứ Huế hôm nay, người ta thầm ao ước một lúc nào đó, các vùng văn hoá lớn của đất nước đều có được những bộ sách làm riêng về chùa chiền ở vùng đất của mình và đó sẽ là cách tốt nhất để chuẩn bị cho những bộ sách chung về chùa Việt Nam (như cách của Võ Văn Tường, Hà Văn Tấn... hôm nay) đạt tới một trình độ mới.