TTO - Trong đám đông hỗn độn, cá nhân rất dễ bắt chước nhau. Hãy trù liệu trước, hãy dự kiến những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Và hãy ngăn chặn ngay từ đầu.
Từ các sự kiện quậy phá của các bạn trẻ trong các sinh hoạt công cộng hiện nay – gần nhất là vụ “tàn phá” lễ hội Hoa anh đào ở triển lãm Giảng Võ, tôi không quá ngạc nhiên vì vụ phố hoa ở Hà Nội đêm Giao thừa tết dương lịch 2009 mà báo chí mấy hôm nay đã đưa.
Tôi không bênh vực cho lớp trẻ. Nghe chuyện dân dùng hóa chất có hại để tăng trưởng hoa quả, tôi đã bao lần như muốn kêu lên “Chúng ta có còn là người nữa không?”. Hôm nay thấy các em hái hoa bẻ cành, tôi cũng không khỏi thầm nghĩ, liệu rồi đây các em sẽ thành những con người ra sao? Mọi sự hỗn loạn trong ứng xử có liên quan đến những bức bối trong tâm lý. Nhưng khả năng kiềm chế của các em đã cạn kiệt hẳn rồi hay sao?
Tuy nhiên tôi muốn nói nhiều tới vai trò của lớp người lớn tuối, của các nhà quản lý và rộng ra, của cả xã hội.
Trên mặt báo chúng ta chỉ kịp phơi ra những sự kiện nổi cộm, trong thực tế còn bao nhiêu sự việc “nho nhỏ”, chỉ do được tiến hành trong bóng tối và thoát hiểm nên không bị lên án. Những cú xoay xở kiếm tiền chỉ thắng vì liều lĩnh bất chấp pháp luật. Những vụ chạy vạy, đứng trên dư luận. Những thái độ trơ tráo thách thức lương tri con người... Từ chuyện làm ăn, chúng trở nên những triết lý sống, hồn nhiên chi phối tâm lý, từ chất độc hại tạo nên một môi trường nhiễm bệnh, cá nhân làm sao chống nổi. Huống chi tất cả những cái đó lại được nhân lên nhiều lần trong cuộc chạy đua nhằm thoát khỏi cơn kinh tế khủng hoảng hiện thời.
Hãy thử đặt mình vào những hoàn cảnh cụ thể. Thật vậy biết đâu trong những em quậy phá trên phố hoa hôm qua chả có những em sắp phải rời trường đại học vì không có tiền nộp học phí, đêm nay đi tung hê một trận để ngày mai từ giã đất thánh cho thảnh thơi? Biết đâu vừa có một vụ làm ăn phá sản, em và gia đình đang nín thở chờ năm mới? Biết đâu em vừa bị mấy bà chủ trọ cho ăn một quả lừa? Các em làm bậy để trả thù đời, và hậu quả là các em làm hoen ố hình ảnh tuổi trẻ.
Đại khái tôi hình dung những vụ “xìcăngđan “ đủ loại to nhỏ... có nhiều chỗ giống với những vụ ách tắc giao thông hàng ngày. Khi toàn cảnh giao thông thành phố không thay đổi, chúng không bùng ra ở chỗ này thì diễn ra ở chỗ kia. Nếu có đường rộng đường đủ tiêu chuẩn, tự nhiên dân tình đi lại ngon lành ngay.
Nếu trên đường đến với một lễ hội trang trọng, người ta có một không gian rộng rãi để thở, không bị chen lấn, không bị các chủ bãi xe chặt chém, không bị móc túi, đến nơi có chỗ đàng hoàng để thưởng ngoạn cảnh đẹp... Tôi tin người ta sẽ trở thành người lịch sự lập tức.
Nói thế để thấy rằng mọi chuyện phía trước còn dài, còn tùy ở sự tiến lên của toàn bộ trình độ sống của cả xã hội.
Tôi không thạo việc quản lý nên không dám nêu ra những biện pháp cụ thể. Để tạm gọi là mách nước cho công tác tổ chức những sinh hoạt công cộng thời nay, tôi chỉ muốn lưu ý một điều: Hãy trù liệu trước, hãy dự kiến những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Và hãy ngăn chặn ngay từ đầu. Trong đám đông hỗn độn cá nhân rất dễ bắt chước nhau. Bởi vậy hãy xử thật nặng những vụ đầu têu, đó là cách tốt nhất giúp cho những người lương thiện tử tế không a dua làm bậy tiếp.
Thứ Sáu, 02/01/2009 tuoi tre online
Từ các sự kiện quậy phá của các bạn trẻ trong các sinh hoạt công cộng hiện nay – gần nhất là vụ “tàn phá” lễ hội Hoa anh đào ở triển lãm Giảng Võ, tôi không quá ngạc nhiên vì vụ phố hoa ở Hà Nội đêm Giao thừa tết dương lịch 2009 mà báo chí mấy hôm nay đã đưa.
Tôi không bênh vực cho lớp trẻ. Nghe chuyện dân dùng hóa chất có hại để tăng trưởng hoa quả, tôi đã bao lần như muốn kêu lên “Chúng ta có còn là người nữa không?”. Hôm nay thấy các em hái hoa bẻ cành, tôi cũng không khỏi thầm nghĩ, liệu rồi đây các em sẽ thành những con người ra sao? Mọi sự hỗn loạn trong ứng xử có liên quan đến những bức bối trong tâm lý. Nhưng khả năng kiềm chế của các em đã cạn kiệt hẳn rồi hay sao?
Tuy nhiên tôi muốn nói nhiều tới vai trò của lớp người lớn tuối, của các nhà quản lý và rộng ra, của cả xã hội.
Trên mặt báo chúng ta chỉ kịp phơi ra những sự kiện nổi cộm, trong thực tế còn bao nhiêu sự việc “nho nhỏ”, chỉ do được tiến hành trong bóng tối và thoát hiểm nên không bị lên án. Những cú xoay xở kiếm tiền chỉ thắng vì liều lĩnh bất chấp pháp luật. Những vụ chạy vạy, đứng trên dư luận. Những thái độ trơ tráo thách thức lương tri con người... Từ chuyện làm ăn, chúng trở nên những triết lý sống, hồn nhiên chi phối tâm lý, từ chất độc hại tạo nên một môi trường nhiễm bệnh, cá nhân làm sao chống nổi. Huống chi tất cả những cái đó lại được nhân lên nhiều lần trong cuộc chạy đua nhằm thoát khỏi cơn kinh tế khủng hoảng hiện thời.
Hãy thử đặt mình vào những hoàn cảnh cụ thể. Thật vậy biết đâu trong những em quậy phá trên phố hoa hôm qua chả có những em sắp phải rời trường đại học vì không có tiền nộp học phí, đêm nay đi tung hê một trận để ngày mai từ giã đất thánh cho thảnh thơi? Biết đâu vừa có một vụ làm ăn phá sản, em và gia đình đang nín thở chờ năm mới? Biết đâu em vừa bị mấy bà chủ trọ cho ăn một quả lừa? Các em làm bậy để trả thù đời, và hậu quả là các em làm hoen ố hình ảnh tuổi trẻ.
Đại khái tôi hình dung những vụ “xìcăngđan “ đủ loại to nhỏ... có nhiều chỗ giống với những vụ ách tắc giao thông hàng ngày. Khi toàn cảnh giao thông thành phố không thay đổi, chúng không bùng ra ở chỗ này thì diễn ra ở chỗ kia. Nếu có đường rộng đường đủ tiêu chuẩn, tự nhiên dân tình đi lại ngon lành ngay.
Nếu trên đường đến với một lễ hội trang trọng, người ta có một không gian rộng rãi để thở, không bị chen lấn, không bị các chủ bãi xe chặt chém, không bị móc túi, đến nơi có chỗ đàng hoàng để thưởng ngoạn cảnh đẹp... Tôi tin người ta sẽ trở thành người lịch sự lập tức.
Nói thế để thấy rằng mọi chuyện phía trước còn dài, còn tùy ở sự tiến lên của toàn bộ trình độ sống của cả xã hội.
Tôi không thạo việc quản lý nên không dám nêu ra những biện pháp cụ thể. Để tạm gọi là mách nước cho công tác tổ chức những sinh hoạt công cộng thời nay, tôi chỉ muốn lưu ý một điều: Hãy trù liệu trước, hãy dự kiến những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Và hãy ngăn chặn ngay từ đầu. Trong đám đông hỗn độn cá nhân rất dễ bắt chước nhau. Bởi vậy hãy xử thật nặng những vụ đầu têu, đó là cách tốt nhất giúp cho những người lương thiện tử tế không a dua làm bậy tiếp.
Thứ Sáu, 02/01/2009 tuoi tre online