VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Thơ nhại và miếng ăn

TTC - Nhà văn Tô Hoài có lần bảo với tôi rằng ông rất thích đọc những bài thơ nhạt, đọc để cắt nghĩa tại sao trong cuộc đời lại còn có thể có người nhạt như vậy. Tôi không học được cái tính ấy của Tô Hoài, nhưng nói thật, cũng có cái bệnh... khi khỉ riêng của mình. Bệnh của tôi là thích thơ nhại. Hễ thấy bài thơ nhại nào là có bận mấy tôi cũng tìm cách đọc bằng được, và đến nay vẫn thấy thích cái trò vui ấy. Lúc ngồi nghĩ lại, thấy sở dĩ thơ nhại giữ được mình như vậy bởi mấy lẽ... Thứ nhất, một bài thơ khi đã được nhại, tức nó là thơ hay. Có thể căn cứ vào khả năng được nhại để biết giá trị của thơ. Nhại là một cuộc trưng cầu dân ý tự nhiên. Tôi đã nghĩ cho mình một việc là nếu về già không biết làm gì, sẽ tổng kiểm kê các bài thơ nhại lý thú nhất đã sưu tầm, đặt chúng bên cạnh bài thơ gốc. Tôi hình dung, nếu mình là tác giả của một bài thơ được nhại lại "hơi bị nhiều", thì sau khi cảm thấy kỳ kỳ cũng có thể thấy vinh quang lắm chớ! Thứ hai - lẽ này quan trọng hơn - đọc thơ nhại, tức là được tiếp xúc với một con người sòngphẳng biết điều. Đương sự không xấu hổ khi nhận là mình thích thơ, nhưng anh ta lại đủ sáng suốt để hiểu rằng mình không bao giờ nên làm thơ, thơ là việc của những thần thánh tài ba nào kia. Mà đạo thơ thì mình không thèm làm. Chỉ nhại chơi cho vui, một cuộc chơi vừa với sức vóc mình. Ở các rạp xiếc, thỉnh thoảng có nhân vật hề nhại trong xiếc. Thấy người này leo dây, anh ta cũng leo, thấy người kia nhào lộn, anh cũng nhào lộn. Mọi việc được anh làm một cách vụng về, khiến người xem nhiều phen như thót cả tim, song rút cục, cũng trót lọt. Sau khi thở phào nhẹ nhõm, ta mới chợt nghĩ: Hình như lý do tồn tại của anh ta là thế! Và đó là một thứ tài năng không dễ có. Trong thơ, các nhại sĩ tài nghệ cao cường mà lại chuyên nghiệp như vậy hiện chưa xuất hiện. Mới chỉ có những bài thơ nhại lẻ tẻ, và người làm thơ nhại sau một bài xuất thần, thì cũng như ông đồcủa Vũ Đình Liên xưa, đã đi về đâu không biết... Người ta thường vô tình đi vào con đường thơ nhại khi đang ở tuổi học trò. Và cũng tự nhiên là nhiều bài thơ nhại thường lái sang chuyện ăn uống. Theo tiêu chuẩn này, tôi tìm được một chùm thơ chép ra không chừng nhiều bạn trẻ đọc muốn... nuốt nước bọt, song nhớ nhất là một lần thấy có bạn nhại Nguyễn Bính trong 4 câu sau đây... Thơ nguyên văn nghe đã lạ, trong thơ lục bát chưa thấy ai bắt vần kiểu vậy: Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Anh đi đấy anh về đâu? Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm.. Thơ nhại lại độc - độc với nghĩa độc đáo chứ không phải độc hại: Hôm qua dưới quán xôi vò Mải ăn nên chẳng tò mò nhìn nhau "Xôi ngon đấy, ăn cho mau Trống còn lâu, trống còn lâu, trống còn...".

Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn