Những năm trước sau 1970,
tôi mới học tiếng Nga và chưa tiếp xúc nhiều với văn học xô viết.
Trong khi đó
thì anh Phan Hồng Giang đã học Lomonosov từ đại học và biết rất nhiều chuyện
dân nghiên cứu văn học ở Liên xô bàn tán, nó là những chuyện người ta nói với
nhau để xả hơi, khi trong quá trình sống có những điều quan
sát thấy mà không bao giờ được viết trên mặt giấy.
Hồi đó trong giới nghiên cứu văn học Nga cũng như VN đang bị thống trị bởi quan niệm cho rằng văn học phải có nhiệm vụ xây dựng những nhân vật tích cực.
Một trong những mẩu chuyện anh PHGiang kể có liên quan tới vấn đề trên. Tóm tắt như
sau. Hồi đó trong giới nghiên cứu văn học Nga cũng như VN đang bị thống trị bởi quan niệm cho rằng văn học phải có nhiệm vụ xây dựng những nhân vật tích cực.
Nhà nghiên cứu văn học nọ có một người bạn là một bác sĩ tâm lý.
Khi anh kể lại những phẩm chất của các nhân vật tích cực mà cấp trên yêu cầu anh ta phải lý giải để áp đặt cho các nhà văn, thì anh bạn bác sĩ kia liền nói: “Đây là phẩm chất của những thằng điên”.
Tôi chợt nhớ lại mẩu chuyện trên khi đọc trên mạng một tài liệu của giới y học nói về sự rối loạn nhân cách. Sau đây là mấy thói quen tâm lý mà người ta cho là người mắc loại bệnh này hay mắc phải:
1.
Tự
cao tự đại về tầm quan trọng của mình (cường điệu các công việc và khả năng của
mình, luôn muốn được xem là bề trên một cách không tương xứng với khả năng bản
thân…)
2.
Cuốn
hút bởi ảo tưởng về sự thành đạt, quyền lực…
3.
Tin
tưởng rằng mình là người đặc biệt và duy nhất
4.
Thèm
muốn mãnh liệt được ngưỡng mộ
5.
Ý
nghĩ phải được phục vụ một cách đặc biệt và thỏa mãn một cách vô điều kiện các
ước vọng
6.
Tận
dụng những mối quan hệ để phục vụ các mục tiêu bản thân.
7.
Thiếu
sự đồng cảm: không nhận thức và chia sẻ tình cảm, nguyện vọng của người khác.
8.
Luôn
đố kỵ với người khác và tin rằng người khác cũng sẽ đố kỵ mình
9.
Có
thái độ, hành vi kiêu căng.
Tôi không phải dân chuyên về tâm lý học và y học nên không dám nói rằng các tiêu chuẩn trở thành kẻ rối loạn tính cách như trên đã đầy đủ chưa, thậm chí “về căn bản” đã chính xác chưa.
Chỉ thấy nó đúng với nhiều người quanh
mình.
Nó nằm trong tâm trí nhiều người từ chiến
tranh trở về và lao vào cuộc tìm kiếm một
chỗ đứng vinh quang trong thời hậu chiến. Tức có nghĩa nó là quy tắc sống của các
anh hùng thời đại.
Nó bộc lộ qua các nhân vật của thứ văn hóa
đại chúng tiêu biểu thời nay là các chương trình TV mà người mình hiện nay coi
như một hiện thực còn thực hơn chính họ.
Và nó được người ta tin tưởng tới mức thường có mặt trong những lời khuyên
mà các bậc cha mẹ ngầm nói với con cái hàng ngày.
Trên tôi vừa nói đó là những phẩm chất mà
con người từ chiến tranh trở về thường có, vì theo chỗ tôi nhớ, nhiều điều
trong đó là những điều trong chiến tranh chúng tôi ở Hà Nội đã được dạy dỗ.
Ví dụ với những bài thơ của Tố Hữu của Chế Lan Viên mà không chỉ học trò phải học, dễ thấy là chúng tôi luôn luôn được nhồi vào đầu những tư tưởng mà các điều 1, 3, 4 trên đây đã mô tả. Về tầm vóc vĩ đại của thời đại mình. Về sứ mệnh vinh quang nhân loại giao phó cho cộng đồng mình vv..
Ví dụ với những bài thơ của Tố Hữu của Chế Lan Viên mà không chỉ học trò phải học, dễ thấy là chúng tôi luôn luôn được nhồi vào đầu những tư tưởng mà các điều 1, 3, 4 trên đây đã mô tả. Về tầm vóc vĩ đại của thời đại mình. Về sứ mệnh vinh quang nhân loại giao phó cho cộng đồng mình vv..
Còn các điều 2 và điều 6 ? Bạn
hãy thử quan sát một vài nhân vật gọi là thành đạt trong thời hậu chiến. Đầy ảo tưởng. Tham lam dối trá điên loạn. Dám làm tất cả để phục vụ bản thân... Chắc bạn không phản đối nếu tôi bảo đó là những điều các anh hùng thời nay thường tự nhủ. Những
cái đó làm cho họ trở nên mạnh mẽ, như rượu đã làm cho Chí Phèo trở nên mạnh mẽ.
“Có phải anh định nói rất nhiều người
quanh ta đang trong tình trạng rối loạn nhân cách?”
“Thú thực đúng là tôi nghĩ thế. Tôi muốn
dùng nó để giải thích tình trạng hỗn loạn hiện nay.
Nhưng trước hết tôi muốn mọi người cùng ngẫm nghĩ về cái tâm lý hậu chiến chi phối con người 40 năm nay. Tôi cảm thấy chiến tranh đã làm sai lạc cả bản chất con người VN như chúng ta vốncó trước 1945. Ra khỏi chiến tranh chúng ta chưa tỉnh. Tức là đang có tình trạng người trong cuộc không nhìn ra bệnh của mình, cứ tưởng mình vẫn đang bình thường như những người khác.”
Nhưng trước hết tôi muốn mọi người cùng ngẫm nghĩ về cái tâm lý hậu chiến chi phối con người 40 năm nay. Tôi cảm thấy chiến tranh đã làm sai lạc cả bản chất con người VN như chúng ta vốncó trước 1945. Ra khỏi chiến tranh chúng ta chưa tỉnh. Tức là đang có tình trạng người trong cuộc không nhìn ra bệnh của mình, cứ tưởng mình vẫn đang bình thường như những người khác.”
Khi một căn bệnh đã trở nên bệnh thời đại thì việc gì ta còn phải ngạc nhiên
khi thấy những biểu hiện của nó kể cả những biểu hiện phi nhân bản nhân tính nhất.
Cái ác hiện nay là tập đại thành của cái ác đã tích lũy trong lịch sử cộng đồng cả mấy trăm năm nay.
Và nó trở nên phổ biến, được phát triển tới quy mô mà các tiền bối của nó trong lịch sử chưa bao
giờ làm nổi.
Mấy ý lạc đề
Mấy ý lạc đề
Muốn kiểm tra điều tôi nói, [rằng hiện tại chỉ là sự lặp lại quá khứ], hãy đọc lại lịch sử VN thế kỷ XVII-
XVIII, cố nhiên không phải là các bài sử
đang được dạy ở các nhà trường kể cả trường đại học mà phải là các bộ sử khác.
Chỉ cần nghiền ngẫm thật kỹ Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục -- và nhất là nhìn sử xưa bằng con mắt hiện đại -- là sẽ thấy hết.
Ví dụ, một chủ đề mà tôi tin là hấp dẫn và đã tính làm nhưng chưa kịp làm: chứng điên trong các đời vua chúa, và nói chung là bộ phận quan chức thống trị, suốt từ Đinh Lê Lý Trần trở đi.
Những tác phẩm kể trên viết bằng một thứ văn cổ, nên đọc hơi khó.
Tìm được các bộ sách viết bằng tiếng Anh tiếng Pháp của các học giả phương Tây thì hay nhất. Dễ hơn, xin tìm đọc tài liệu của các giáo sĩ, các thương nhân nước ngoài đến với cả Đàng Trong và Đàng ngoài thời gian trăm năm nội chiến, một số bản dịch mới được công bố vào dịp kỷ niêm ngàn năm Thăng Long.
Cuốn Hải ngoại kỷ sự của nhà sư Trung quốc Thích Đại Sán mà Viện đại học Huế đã dịch từ khoảng 1960, đi vào một khu vực mới, nay đang là tài liệu hiếm.
Mới đây hơn, là các tập Nghiên cứu Huế do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan chủ trương. Tôi thường rất tiếc là Nghiên cứu Huế ít được cả công chúng lẫn các nhà khoa học ở ta hiện nay biết tới, đến mức đang có ý định là làm các bản tóm tắt cho các tài liệu hay nhất trên tờ tập san đó, rồi đưa lại trên blog của tôi.
Chỉ cần nghiền ngẫm thật kỹ Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục -- và nhất là nhìn sử xưa bằng con mắt hiện đại -- là sẽ thấy hết.
Ví dụ, một chủ đề mà tôi tin là hấp dẫn và đã tính làm nhưng chưa kịp làm: chứng điên trong các đời vua chúa, và nói chung là bộ phận quan chức thống trị, suốt từ Đinh Lê Lý Trần trở đi.
Những tác phẩm kể trên viết bằng một thứ văn cổ, nên đọc hơi khó.
Tìm được các bộ sách viết bằng tiếng Anh tiếng Pháp của các học giả phương Tây thì hay nhất. Dễ hơn, xin tìm đọc tài liệu của các giáo sĩ, các thương nhân nước ngoài đến với cả Đàng Trong và Đàng ngoài thời gian trăm năm nội chiến, một số bản dịch mới được công bố vào dịp kỷ niêm ngàn năm Thăng Long.
Cuốn Hải ngoại kỷ sự của nhà sư Trung quốc Thích Đại Sán mà Viện đại học Huế đã dịch từ khoảng 1960, đi vào một khu vực mới, nay đang là tài liệu hiếm.
Mới đây hơn, là các tập Nghiên cứu Huế do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan chủ trương. Tôi thường rất tiếc là Nghiên cứu Huế ít được cả công chúng lẫn các nhà khoa học ở ta hiện nay biết tới, đến mức đang có ý định là làm các bản tóm tắt cho các tài liệu hay nhất trên tờ tập san đó, rồi đưa lại trên blog của tôi.
Một đoạn lạc đề khác có liên quan tới định hướng suy nghĩ của tôi về sử:
-- muốn hiểu được tình hình VN những ngày này, phải trở lại với thời vua Lê chúa Trịnh;
-- mà muốn hiểu được những bế tắc của việc chúng ta ra với thế giới phải trở lại với thời kỳ đầu thế kỷ XX, nhất là các quá trình tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
-- muốn hiểu được tình hình VN những ngày này, phải trở lại với thời vua Lê chúa Trịnh;
-- mà muốn hiểu được những bế tắc của việc chúng ta ra với thế giới phải trở lại với thời kỳ đầu thế kỷ XX, nhất là các quá trình tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.