VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Giới thiệu sách mới

Tên sách: Phê bình & tiểu luận
Nội dung chính :Tuyển chon các bài viết phê bình & tiểu luận được xem là khá nhất của tác giả sau hơn bốn chục năm viết phê bình văn học
80% là những bài chưa đưa vào các tập sách trước đây .
Sách dày 548 trang, in trong xê-ri sách nhà nước đặt hàng của nhà xuất bản Hội nhà văn VN, 2009.
Sau đay là Lời dẫn và mục lục LỜI DẪN
Bắt đầu có bài viết in trên báo Văn nghệ từ 1965, tới 1968 thì tôi được chuyển về phụ chân biên tập phần lý luận phê bình cho tạp chí Văn Nghệ quân đội. Ngoài phần chạy bài thì cũng có viết. Một năm được đăng độ hai bài dài mỗi bài 1500—2000 chữ là năng suất trung bình của người làm nghề ở Hà Nội những năm chiến tranh. Ở một trong những tờ báo chính chuyên về văn nghệ hồi đó, tôi kịp cố gắng để đạt các chỉ tiêu còm mà bây giờ không ai tưởng tượng nổi đó.
Từ chỗ có bài đăng báo, tới khoảng 1978 tôi tính chuỵện gộp các bài đã in lại thành sách. Là do nhìn vào các bậc đàn anh nên bắt chước vậy. Một điều động viên tôi thêm tự tin là tới 1977, tôi đã được gợi ý để làm đơn xin vào Hội nhà văn. Thủ tục vào hội hồi ấy, có thời gian dự bị hẳn hoi, dự bị vài năm thấy viết có lên mới được chuyển thành chính thức. Sau này nghĩ lại tôi thấy cái cách đó khá hay, nó làm cho người ta phải cố để ngòi bút ngày một trưởng thành .
Vào hội thì phải có sách chứ ?—câu hỏi đã đến một cách tự nhiên.
Nhưng việc đời đâu có dễ. Hồi đó sách in ít lắm,đầu sách dành cho phê bình càng ít mỗi năm nhà xuất bản Văn học lúc ấy chỉ in độ 2-3 cuốn gì đấy. Theo chỗ xếp hang, còn lâu tôi mới đến lượt.
Chin năm sau khi vào Hội tức năm 1986, tôi mới được nhà xuất bản Tác phẩm mới cho in một tập phê bình nghiên cứu của mình.Tập sách mang tên Bước đầu đến với văn học này mỏng về số lượng và non kém về chất lượng với nghĩa nội dung rời rạc không chụm vào một đề tài nào; chất lượng dừng lại ở những bài báo thời sự, ít có tính khái quát; ngôn ngữ riêng cái giọng riêng của một người viết phê bình không rõ, hoặc cũng gọi là có đấy nhưng là cái giọng yếu ớt, lại pha một chút làm điệu.
Hai chục năm trời làm nghề liên tục để dồn vào được 170 trang sách non yếu – nhìn tập sach in ra năm 40 tuổi, tôi có lúc ngán ngẩm tới mức đã tưởng phải bỏ nghề.
Thật ra trước khi làm tập Bước đầu đến với văn học đó, tôi đã chán viết lắm. Ngoài việc mở rộng tầm mắt xã hội và bám thực tế đời sống, kể cả những chuyến đi B ngắn mỗi chuyến vài tháng-- tôi chủ yếu lo học. Học ngoại ngữ để đọc thêm các tài liệu phê bình nghiên cứu văn học. Mở rộng ra đọc xã hội học, tâm lý học, triết. Đọc thêm về văn học nước ngoài và nhất là văn học tiền chiến cũng như văn học cổ điển
Về mặt thể loại sử dụng tôi hướng ngòi bút theo những hướng mới, chân dung văn học, phiếm luận văn hóa xã hội. Ngay trong phê bình, tôi tìm tới một cách viết mà tôi cho là tự do hơn, giúp cho cái tôi chính đáng của một ngòi bút có dịp bộc lộ .
Một điều may mắn lớn là mấy năm 1986-1989, tôi có dịp xa sang Moskva làm chuyên gia xuất bản.
Gọi là may vì nhờ thế tôi có một thời gian gián cách so với cái thực tế mà mình đã sống liên tục trong hai mươi năm .
Ấy là không kể đến với văn học xô viết vào thời nó muốn nghiêm chỉnh nhìn lại chính mình, tôi học ngay cái cách đó để nhìn văn học Việt Nam đương đại.
Trở về Hà Nội tôi làm việc tự tin hơn và cũng có sự tính tóan dài hơi hơn. Từ đầu những năm chin mươi trở đi, tôi đã có mấy đầu sách: Những kiếp hoa dại – 1993, Cánh bướm và đóa hướng dương –1999, Buồn vui đời viết—1999, Chuyện cũ văn chương – 2001, Cây bút đời người –2002, Ngoài trời lại có trời –2003. Những tập này đều có sự tập trung về đề tài và sự thống nhất về giọng điệu.
Tuy nhiên, bên cạnh phần đã in trong các tập sách ấy thì còn cái phần tôi viết rải rác đây đó trên một số tạp chí, các tham luận trong một số cuộc hội thảo.
Những trang sách Tác phẩm chọn lọc mà các bạn sẽ đọc sau đây được hình thành từ cả hai nguồn nói trên, nguồn đã đưa vào sách và nguồn còn tản mạn đây đó trên mặt báo.
Cuốn sách được sắp xếp thành năm cụm ( mỗi cụm chỉ có năm sáu bài, cụm ít nhất chỉ có hai bài)
    --cụm một, một số bài tôi viết trước 1990.
--cụm hai, các bài viết về văn học đương đại, nhưng lấy cảm hứng từ văn học những năm trước sau 2000
-- cụm ba, bàn sâu về phê bình nghiên cứu
-- cụm bốn, về văn học cổ điển và văn học tiền chiến
-- cụm năm các bài viết về văn học nước ngoài và việc tiếp nhận văn học nước ngoài
-- cụm sáu , mấy bài bút ký xã hội học
-- cụm bẩy, chân dung văn học
Khoảng cách từ bài đầu tiên đến bài cuối cùng in trong sách là khoảng gần bốn chục năm.
Sau một thời gian quá dài như thế, con người tôi đã thay đổi, ngòi bút tôi đã thay đổi. Nhiều điều viết cách đây mấy chục năm lẽ ra phải viết lại, hoặc chí ít thì cũng cần ghi chú thêm. Có điều trước mắt tôi chưa làm được, rất mong bạn đọc và các đồng nghiệp lượng thứ.
Mục lục I Ký sự , một thể tài thích hợp với thời chiến
Sự tiến hoá của truyện ngắn về mặt thể tài
Thử nhận diện tiểu thuyết
Phương hướng lựa chọn chủ đề và phát triển tính cách Một thời tuổi trẻ hồn nhiên
Nguyên Hồng và sự sáng tạo trong đau khổ
Kim Lân nhà văn của lớp người “đầu thừa đuôi thẹo”
II Tô Hoài và thể hồi ký Tổng kết cuộc đời theo cảm quan của một thời lãng mạn
Nhận diện con người hậu chiến trong Thời xa vắng
Đồng Đức Bốn và chất hoang dại trong thơ
Con người khám phá & con người thích ứng trong Nỗi buồn chiến tranh
III Vài nét về tư duy tư sự của người Việt Đó chưa phải là phê bình Tiếp nhận và vận dụng lý luận Công việc viết văn nhìn dưới góc độ nghề nghiệp Mặc cảm- tha hoá- phân thân trong tâm lý người viết Tự thú của một người viết phê bình Chung quanh câu chuyện đổi mới nhận thức lịch sử IV Nguyễn Du như một thi sĩ
Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hoá phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Bóng dáng con người hiện đại trong Xuân tóc đỏ
Người tập sống cùng nhip với thế giới
Nhà thơ số một của Thơ mới
V Một hồ sơ nhỏ về Đốt * Chất nhân bản trong Tchékhov
Một giai đoạn tiếp nhận văn học nước ngoài ở Hà Nội
Ngoài trời lại có trời Vừa là phương tiện giải trí, vừa là bạn đồng hành trong quá trình nhận thức thế giới VI Tâm tình một lớp thanh niên thời chiến Nhật ký Đặng Thùy Trâm & đời sống tinh thần người Việt sau chiến tranh
Con người và tư tưởng thời bao cấp !
VII Xuân Sách , một đặc sản văn chương Thanh Tịnh cuộc đời ngậm ngải tìm trầm * riêng các bài đã in trong các tập sách trước có thêm gạch dưới

Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn